Bạn đọc chia sẻ kinh nghiệm

Mọi ý kiến, kinh nghiệm trong việc chữa trị và phòng ngừa bệnh trĩ xin gửi về hòm thư dangkhoa2612@gmail.com hoặc diendanchuakhoibenhtri@gmail.com

BỆNH TRĨ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MẠNG VÀ GIA ĐÌNH

55% dân số Việt Nam bị các bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng, đó là thông tin do PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn, trực tràng Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hậu môn, Trực tràng BV Tràng An cho biết tại Hội thảo khoa học chuyên đề Hậu môn học vừa được tổ chức tại Hà Nội
Trong số các bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng, trĩ là bệnh hay gặp nhất, không khiến người bệnh tử vong lập tức nhưng gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày.

1.Suýt ly hôn vì trĩ

Sau khi sinh con, chị Hải anh(Nam đàn-Nghệ an) bỗng trở thành người khác hẳn trong chuyện phòng the. Trước kia, chị nhiệt tình hào hứng bao nhiêu thì giờ chị lạnh nhạt, hờ hững bấy nhiêu. Mỗi lần “vào cuộc”, chị không khác nào một khúc gỗ, khiến anh nghi ngờ vợ có bồ. Gia đình anh chị đứng trước nguy cơ tan vỡ. Tuy nhiên, anh Hùng muốn trước khi chia tay, hai người cần nói rõ mọi chuyện. Và anh tá hỏa khi biết rằng nguyên nhân rất đơn giản: Chị Hải Anh bị Bệnh trĩ sau khi sinh. Mặc cảm về chuyện đó, chị ngại ngùng mỗi khi vợ chồng gần nhau. Với bản tính kín đáo, hay thẹn, chị không dám nói với ai, kể cả với chồng. Anh Hùng liền đưa vợ chữa trị và vấn đề được giải quyết.
Benh tri anh huong den tinh mang va gia dinh 2
Bệnh trĩ ảnh hưởng đến tính mạng và gia đình
Anh Nguyễn Sĩ Văn (Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) bị bệnh trĩ có... thâm niên hàng chục năm nay. Trước đó, anh bị kiết lỵ nặng. Chữa khỏi lỵ một thời gian, anh phát hiện bị trĩ. Tuy vậy, anh nghĩ trĩ không làm chết người nên chần chừ không đi khám. Đến giờ, sau gần 10 năm sống chung với trĩ, anh thấy sức khỏe giảm sút đáng kể. Mỗi lần đi đại tiện, máu từ hậu môn phun ra như cắt tiết gà. Anh không thể dùng giấy vệ sinh mà phải dùng nguyên cả chậu nước.Bệnh khiến anh đau rát, cứ nhìn thấy nhà vệ sinh là sợ. Vợ anh bảo, mỗi khi chồng chị làm việc nặng hoặc ngồi nhiều, nó “tòi” ra khiến anh đi lại cứ phải khuỳnh hai chân, vì sợ cọ xát vào quần sẽ gây lở loét. Kinh tế gia đình khá giả, nhưng anh Văn không dám ăn nhiều đồ ăn giàu đạm, khó tiêu. Thực đơn của anh chủ yếu là rau, vì nếu thiếu rau ngay lập tức “cái bệnh” kia sẽ hành anh đến khổ.
Trường hợp của anh Đào Văn Quang (Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng không khác là bao. Bị trĩ 16 năm nay, ngại đi khám bác sĩ để điều trị bệnh trĩ, lại thấy bệnh này không chết người nên anh mặc kệ. Mùa đông thì không sao, nhưng cứ đến mùa hè thì thế nào anh cũng phải xin nghỉ việc gần 1 tháng, bởi bệnh trĩ khiến anh không ăn, không ngủ, không đi lại bình thường được. Nằm trên giường mà máu thấm ướt đệm. Những hôm trời nóng quá, anh không dám đi lại nhiều và chỉ ăn cháo, uống nước hoa quả để hạn chế thấp nhất số lần đi đại tiện.
Anh Trần Văn Tuyên, một giáo viên cấp 3 ở Hà Nội đã từng xin “nghỉ hưu non”, chỉ vì bị trĩ. Anh Tuyên bị trĩ độ 4, búi trĩ chui ra ngoài, chảy nước gây ngứa và có mùi. Mặc cảm với cái mùi “đặc trưng” tỏa ra từ cơ thể mình, chạy chữa vài nơi không khỏi hẳn, anh buộc lòng làm đơn xin “nghỉ hưu non”...
Benh tri anh huong den tinh mang va gia dinh 3
2.Nguy hiểm tính mạng

Bệnh trĩ độ nhẹ không làm chết người, nhưng khi để bệnh chuyển độ nặng thi có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bị chảy máu cấp tính không được cấp cứu kịp thời. Trĩ ít gặp ở trẻ em, hay gặp ở những người trong độ tuổi lao động, từ 25- 50 tuổi. Vì thế, bị trĩ sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả lao động, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân bị trĩ. Điều đáng nói trĩ là bệnh ở chỗ kín, dẫn đến tâm lý bệnh nhân ngại khám bệnh, ngại nói với những người khác, thậm chí một số người nhất quyết không để người khác nhìn thấy “chỗ ấy”. Tâm lý e ngại cộng với tâm lý bệnh chưa chết người thì chưa đi khám của người dân Việt Nam, nên mặc dù tỉ lệ bệnh nhân bị trĩ nhiều nhưng số bệnh nhân tìm đến dịch vụ y tế rất thấp.
Theo thông tin từ Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân bị trĩ không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, có mối quan hệ giữa bệnh trĩ và một số ngành nghề nhất định. Những nghề phải ngồi nhiều liên tục như thợ may, lái xe, nhân viên văn phòng, nghề sử dụng máy tính nhiều hay những nghề phải làm việc nặng như bốc vác, thợ phu hồ... có nguy cơ cao bị trĩ. Ngoài ra, những người hay bị táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng, hen cũng dễ bị trĩ vì hậu môn bị tổn thương do rặn nhiều. Nhiều người u xơ tuyến tiền liệt, phải rặn tiểu tiện cũng có nguy cơ bị trĩ, vì khi rặn tiểu tiện, họ thường không để ý, dẫn đến rặn cả đại tiện khiến cơ hậu môn bị căng, rão.

UỐNG NƯỚC ĐÁ THƯỜNG XUYÊN CÓ THỂ BỊ BỆNH TRĨ

Thời tiết nóng nực chẳng có gì hạ nhiệt nhanh bằng được uống nước để trong tủ lạnh hoặc nước pha đá. Thực tế, nước lạnh không làm hết khát mà còn gây đủ thứ bệnh.
Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, người có 30 năm kinh nghiệm chữa bệnh cho biết, con người chịu ảnh hưởng mật thiết của khí hậu và thời tiết, cụ thể là các yếu tố vật lý như nóng và lạnh. Thực tế, đã có nhiều người tử vong khi tắm nước lạnh do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của cơ thể.
Uong nuoc da thuong xuyen co the bi benh tri 2
Uống nước đá thường xuyên có thể bị bệnh trĩ
Với nước đá, nếu uống thường xuyên sẽ gây suyễn, đau bao tử, trĩ, lòi dom, viêm họng, viêm phế quản mạn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, thấp khớp, tiểu gắt, rụng tóc, đau lưng, hỏng răng, nhức mỏi cổ, gáy, vai, nhức đầu kinh niên, giảm trí nhớ, kém mắt, nặng nề, mệt mỏi, sợ lạnh, mụn nhọt, bệnh đường ruột...
Đông y từ xưa đã nói "Thận ố hàn" (thận ghét lạnh). Thật ra không những thận ghét lạnh mà phổi và tỳ, vị cũng sợ lạnh. Khi uống nhiều nước đá, chúng ta để lạnh tấn công liên tục, cơ thể phải hao phí năng lượng hóa giải chất lạnh nên càng lúc càng suy yếu và sinh bệnh.
Uong nuoc da thuong xuyen co the bi benh tri 3
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cảnh báo, uống nước đá chỉ là đánh lừa cảm giác "đã khát" nhưng thực tế không làm người ta hết khát mà còn gây hại rất nhiều. Thứ nhất, là hỏng men răng, thậm chí còn có thể làm nứt to và mẻ vì bị sốc nhiệt (nhiệt độ thay đổi đột ngột). Uống nước đá không chỉ làm tăng nguy cơ viêm họng mà khi gặp lạnh, phần thủy lưu thông nước trong cơ thể không tốt sẽ làm co mạch máu, giảm máu đi nuôi niêm mạc, ảnh hưởng tiêu hóa, kích thích đường ruột, làm cho nhu động đường ruột có thể tăng nhanh, kể cả dẫn đến co rúm ruột mà gây ra đau bụng, tiêu chảy.

BỆNH TRĨ NỘI VÀ CÁCH CHỮA

Bệnh trĩ  là một biểu hiện bệnh lý có liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn lớn quá mức thì sinh ra trĩ.

Một số người bị viêm đại tràng mãn, táo bón kinh niên, lao động nặng, ngồi, đứng lâu, bị u ở vùng trực tràng, có thai, xơ gan cổ trướng, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng… có thể thấy bệnh trĩ kèm theo.
Bệnh trĩ được phân ra thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại.
Trên một bệnh nhân có thể cùng một lúc bị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Đó là trĩ hỗn hợp
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi giới thiệu về bệnh trĩ nội

BỆNH TRĨ NỘI VÀ CÁCH CHỮA
BỆNH TRĨ NỘI VÀ CÁCH CHỮA
Đặc điểm của trĩ nội
- Xuất phát ở bên trên đường lược
- Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn
- Không có thần kinh cảm giác.
- Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
Trĩ nội được chia làm 4 thời kỳ
1- Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.
2- Khi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài, sau đó trĩ lại tự co lên được.
3- Khi đại tiện, trĩ lòi ra nhưng không tự co lên được, lấy tay ấn, đẩy mới vào.
4- Trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn ngoèo.
Tuỳ theo diễn tiến, được phân thành bốn độ
Độ 1: Búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, khó nhận biết, ngay cả khi thăm khám bằng tay. Chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều. Khó tự tụt vào, phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.
Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.
Cách chữa bệnh trĩ
Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ tùy thuộc vào biểu hiện và tình trạng bệnh  như : chữa trị bằng những bài thuốc y học dân gian hoặc các loại thuốc tân dược, các thủ thuật và phẫu thuật dựa trên những kiến thức y học được nghiên cứu.
Để điều trị trĩ nội từ độ 3 trở xuống thì có thể điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn nếu bệnh có kèm theo viêm nhiễm. Sau đó các chuyên gia khuyên bệnh nhân dùng thuốc có nguồn gôc tháo dược để điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.  Trong Đông y có bài thuốc với thành phần diếp cá, đương quy, Rutin, curcumin, magie carbonat có thể chữa trị tận gốc bệnh trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại mà không cần phẫu thuật hoặc dùng để ổn định hệ tĩnh mạch trĩ sau phẫu thuật nhằm phục hồi chức năng hậu môn và phòng tránh tái phát.
Các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 3 có búi trĩ to, trĩ nội độ 4 và một số trường hợp khác.
Ngoài điều trị bằng thuốc hay thủ thuật bạn nên chú ý đến việc ăn uống cũng như lối sống. Nên ăn thức ăn đầy đủ chất xơ, trái cây để đại tiện dễ dàng, tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị cay nóng như ớt hay hạt tiêu, các thức uống có cồn như bia, rượu. Cần có cuộc sống điều độ, tránh căng thẳng và tránh các môn thể thao nặng như tập tạ, tennis..
Bệnh trĩ tuy ít gây tử vong nhưng nếu không biết quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, có thể gây nhiều biến chứng, hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.


Bài viết liên quan

HÀNH TRÌNH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ

CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ BỆNH TRĨ

BỆNH TRĨ KHI MANG THAI

Trĩ là một bệnh khá phổ biến ở các bà bầu với tỉ lệ trên 50% thai phụ có bệnh này.

Hiện tượng trĩ khi mang thai

Đây là bệnh gây đau hậu môn. Trĩ được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trực tràng. Nếu từng có cảm giác bị kích thích ở khu vực này, khiến bạn khó chịu hay gây đau, thậm chí là chảy máu thì hẳn là bạn đã bị trĩ.
Trên 50% phụ nữ bị trĩ trong giai đoạn mang thai hay sau sinh. Nếu bạn từng bị trĩ trước khi có thai thì bệnh sẽ quay trở lại nhưng đa phần là xuất hiện lần đầu trong quá trình thai nghén. Bệnh tiến triển bắt đầu từ giai đoạn thứ 2 của thai kỳ.

BỆNH TRĨ KHI MANG THAI
Bệnh trĩ khi mang thai

Tại sao thai phụ dễ bị trĩ?

Có 2 yếu tố: đó là lượng máu tăng và táo bón.
Quá trình mang thai khiến phụ nữ dễ bị trĩ, búi trĩ, chảy máu lợi hơn do tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Điều này khiến các tĩnh mạch dãn nở, đặc biệt là khu vực xương chậu do chịu áp lực từ trọng lượng của túi ối.
Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm tình trạng trĩ thêm trầm trọng.

Có thể phòng tránh?

Có. Mặc dù thai phụ rất dễ bị trĩ nhưng không có nghĩa là không thể phòng ngừa. Hãy luôn quan tâm tới cơ thể mình, đừng đợi cho đến khi cơ thể thúc bách mới “đi cầu”. Hãy đi đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày.
Một trong những cách hiệu quả nhất để phòng bệnh trĩ khi bầu bí là tránh táo bón. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên luyện tập, chỉ đơn giản là đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu cũng rất tốt.
Tập luyện có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường độ dẻo dai cho các múi cơ ở vùng kín, giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng cũng như khả năng “thu gọn lại” sau này.

Điều trị bệnh trĩ khi mang thai như thế nào?

Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khi mang thai và cho con bú rất hiệu quả. Các sản phẩm này rất an toàn cho mẹ và em bé vì thành phần chứa các thảo dược thiên nhiên được dùng từ ngàn xưa như diếp cá, đương qui, nghệ,…
Ngoài ra, cần chú ý:
-    Hãy tắm nước ấm. Điều này sẽ giúp giảm các kích thích và đau đớn.
-    Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi cầu.
-   Sau sinh, dùng chậu riêng để vệ sinh hậu môn. Rửa sạch và lau khô hậu môn bằng giấy mềm, dùng các loại giấy trắng sẽ ít bị kích thích hơn các loại giấy màu.
Một số phụ nữ cảm thấy dễ chịu với 1 viên đá lạnh nhỏ, trong khi những người khác lại cần nước ấm. Vậy hãy tắm nước ấm và chườm đá lạnh để có hiệu quả tốt nhất.
-     Tránh đứng ngồi lâu, ngủ nên nằm nghiêng, không nằm ngửa lưng.
Nếu cảm thấy đau không chịu nổi thì hãy ngồi lên một cái ghế hơi có hình dáng của một cái phao. Tuy nhiên, không nên dùng loại ghế này nhiều vì nó có thể ảnh hưởng tới sự tuần hoàn máu ở khu vực này.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Nếu mọi nỗ lực kể trên đều không giúp gì được hoặc tình trạng chảy máu tiếp tục thì cần đến bác sĩ ngay.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ làm một tiểu phẫu cắt bỏ búi trĩ, tất nhiêu là sau khi bạn đã sinh bé.

PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ

Bệnh trĩ không quá nguy hiểm nhưng lại gây mệt mỏi và rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh trĩ có thể không còn ảnh hưởng đến chúng ta nếu biết phòng tránh. Để phòng tránh bệnh trĩ, bạn nên làm theo một số hướng dẫn đơn giản sau:




1. Uống nhiều nước.

phong benh tri 300x266 Phòng bệnh trĩ

Trung bình một ngày bạn nên uống từ 2 – 2,5 lít. Nước rất tốt cho cơ thể bạn đào thải các chất cặn bã ra ngoài, phòng tránh được mất nước. Bạn có thể uống nước canh trong bữa cơm thay cho nước lọc. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm sữa chua, hoặc sữa tươi vì trong thành phần của sữa có chứa 75% protein và nhiều chất cần thiết cho cơ thể như: lipid, đường, vitamin và các khoáng chất. Protein trong sữa có thành phần acid amin cân đối và có độ đồng hóa cao giúp nhuận tràng tốt tránh được bệnh trĩ.
Lưu ý: Không nên uống các đồ uống nóng có cồn, caffein, gas thay thế cho nước lọc vì các loại đồ uống này không tốt gây tác dụng ngược làm nóng trong người dễ gây táo bón, nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao.

2. Chế độ ăn để tăng cường thêm chất xơ, tăng nhuận tràng nhằm phòng tránh táo bón:

Nên dùng những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dùng nhiều rau, chất xơ như ăn cam, quýt – ăn cả múi; ruốc thịt (có nhiều chất xơ). Một số loại rau có tính nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu. Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.
Khi mắc bệnh trĩ không nên uống nhiều rượu, bia, không ăn nhiều các loại gia vị cay như: ớt, hồ tiêu, hành… Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên dùng một số loại rau có chứa nhiều chất sắt như: rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng…

3. Ăn rau diếp cá.

Rau diếp cá là một loại rau dùng để ăn sống rất phổ biến. Diếp cá ngoài công dụng làm đẹp da, nó còn có tác dụng chữa trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh trĩ. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì. Các cách sau chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản.
- Rau diếp cá rửa sạch và ăn sống.
- Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt.
- Bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.
- Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn…
Ngoài diếp cá, bạn cũng nên ăn nhiều rau cải, trái cây để giúp cho quá trình tiêu hóa của bạn trở nên dễ dàng hơn, giảm áp lực khi đi đại tiện, không mất sức gián tiếp giảm tránh được bệnh trĩ. Tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị, để giảm sự kích thích.

4. Đại tiện đúng giờ.

Nên hình thành thói quen mỗi sáng sớm thức dậy đúng giờ đại tiện, điều này có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống bệnh trĩ.
Không nên nhịn đại tiện vì sẽ gây ra táo bón.
Các thói quen như ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, đọc báo trong nhà vệ sinh hoặc dùng lực quá sức …đều là thói quen không tốt, nên thay đổi.

5. Giữ vệ sinh vùng hậu môn

Hậu môn, trực tràng…là nơi có nhiều vi khuẩn, dễ gây ra viêm nhiễm tuyến mỡ da, tuyến mồ hôi xung quanh hậu môn, từ đó sinh ra mụn nhọt, phù thũng. Âm đạo của nữ giới gần với hậu môn, chất bài tiết ở âm đạo khá nhiều, có thể kích thích da hậu môn, gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, nên thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng này và thay quần lót thường xuyên, như thế sẽ có tác dụng phòng chống bệnh trĩ.

6. Tăng cường tập luyện

Thường xuyên tham gia nhiều loại thể dục thể thao, có thể tăng cường khả năng phòng chống bệnh cho cơ thể, giảm thiểu khả năng phát bệnh, có tác dụng nhất định để phòng ngừa bệnh trĩ. Điều này là do tuần hoàn máu được cải thiện, thúc đẩy dạ dày đường ruột hoạt động, tăng bài tiết.
Mặt khác, có thể tập luyện thu co hậu môn hướng lên trên, sớm tối một lần, mỗi lần 30 lượt, luyện tập cơ dây chằng hậu môn. Thường xuyên luyện tập như thế, có thể giúp lưu thông máu, có tác dụng nhất định để phòng chống và chữa trị.


Bài viết liên quan

HÀNH TRÌNH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ

CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ BỆNH TRĨ

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TRĨ

Bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa. Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ . Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longgo cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ.



CÁC PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TRĨ
Các phương pháp phẫu thuật trĩ

KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT TRĨ
Trĩ có thể là bệnh, có thể là triệu chứng của một bệnh khác. Chỉ được phẫu thuật khi là trĩ bệnh . Một sai lầm thường mắc phải là cắt trĩ cho một bệnh nhân bị ung thư trực tràng. Có thể trĩ là triệu chứng của ung thư trực tràng, có thể là ung thư trực tràng xuất hiện trên một bệnh nhân có trĩ đã lâu. Vì vậy, trước khi phẫu thuật phải khẳng định không có các thương tổn thực thể khác ở vùng hậu môn trực tràng.
Trĩ có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hay các phương pháp vật lý. Vì vậy, phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình thường và có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.
Chỉ định phẫu thuật thường chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ có huyết khối, trĩ vòng sa và trĩ xuất huyết trầm trọng.

PHẪU THUẬT TRĨ

Với các phát hiện về sinh bệnh học và giải phẫu học, từ thập niên 90 có các phương pháp phẫu thuật mới như khâu treo trĩ, phẫu thuật Longo, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler. Các phương pháp phẫu thuật mới này dựa trên nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định mô trĩ vào ống hậu môn. Với các phương pháp phẫu thuật sau này, vùng phẫu thuật nằm trên cột Morgagni, là vùng không có các tiếp nhận cảm giác, do đó khi phẫu thuật vùng này có lợi điểm là không đau.
1-Nhóm phẫu thuật 1: gồm 2 nhóm phẫu thuật
a-Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc:
Phẫu thuật Whitehead: nguyên tắc là cắt khoanh niêm mạc và lớp dưới niêm mạc có các búi tĩnh mạch trĩ, sau đó  kéo niêm mạc từ trên xuống khâu với da ở hậu môn. Phương pháp này hiện nay hầu như không được sử dụng vì để lại nhiều biến chứng nặng nề như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ và rỉ dịch ở hậu môn. Nhưng vì tính chất triệt để của phẫu thuật nên nhiều tác giả vẫn sử dụng nguyên tắc của phẫu thuật này nhưng cải biên lại để làm giảm các biến chứng, ví dụ phẫu thuật Toupet.
b-Phẫu thuật cắt từng búi trĩ:
Nguyên tắc phẫu thuật này là cắt riêng biệt từng búi trĩ một, để lại ở giữa các búi trĩ các mảnh da-niêm mạc (cầu da niêm mạc). Nhóm phẫu thuật này gồm có  PT Milligan Morgan (1937), PT Ferguson (1959), PT Parks (1965), PT BV Việt Đức (Nguyễn Đình Hối, 1966).
Nhóm phẫu thuật này gồm2 nhóm chính là:
- Cắt trĩ mở: PT Milligan Morgan , PT Nguyễn Đình Hối
- Cắt trĩ kín:  PT Ferguson.
Nhóm phẫu thuật này tránh được các biến chứng của nhóm phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc da, nhưng vẫn còn nhược điểm là đau sau mổ, thời gian nằm viện dài, thời gian trở lại lao động muộn và không hiệu quả trong các trường hợp trĩ vòng.
2-Nhóm phẫu thuật 2:
Xuất phát từ các nhược điểm của nhóm phẫu thuật dưới cột Morgagni và các phát hiện mới về sinh bệnh học, từ thập niên 90, dựa trên nguyên tắc bảo tồn khối đệm hậu môn, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và thu nhỏ thể tích khối trĩ, một số phẫu thuật mới đã ra đời với nguyên tắc treo hậu môn như PT Longo, khâu treo trĩ bằng tay và nguyên tắc thu nhỏ thể tích khối trĩ như PT khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler.
a-PT Longo (1993) :
Là phẫu thuật sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược 2-3 cm và khâu vòng bằng máy bấm. Nguyên tắc của phẫu thuật này là cắt và khâu khoanh niêm mạc, nhằm mục đích giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ để thu nhỏ thể tích trĩ và treo được đệm hậu môn vào ống hậu môn. Phương pháp này được ưa chuộng vì không đau, thời gian nằm viện ngắn, trả bệnh nhân về lao động sớm, nhược điểm này là chi phí cao, chưa được đánh giá đầy đủ về hiệu quả do thời gian theo dõi còn ngắn 15.
b-Khâu treo trĩ bằng tay:
Đây là phương pháp cải biên của phẫu thuật Longo ở các nước đang phát triển do giá thành cao của PT Longo . PT này đã được Ahmed M Hussein, Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyễn Trung Vinh, Nguyễn Trung Tín báo cáo ở các hội nghị. Phương pháp này cũng dựa trên nguyên tắc của phẫu thuật Longo là làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ để thu nhỏ thể tích khối trĩ và treo búi trĩ  lên ống hậu môn bằng các mũi khâu tay khâu xếp nếp niêm mạc trên đường lược 2-3 cm. Phương pháp này chỉ mới được báo cáo sau năm 2001.
c-Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler:
Phương pháp này được Kazumasa Morinaga thực hiện lần đầu  năm 1995, với một dụng cụ có tên là Moricorn, là một máy gồm một đầu dò siêu âm Doppler gắn liền trong một ống soi hậu môn, qua dụng cụ này tác giả dò tìm 6 động mạch, là những nhánh tận của động mạch trực tràng trên, và các nhánh động mạch này được khâu cột ở vị trí trên đường lược 2cm.
Nguyên tắc của phương pháp này là làm giảm lưu lượng máu đến các búi trĩ, chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 2 và 3, ưu điểm của phương pháp này là không đau và bảo tồn được đệm hậu môn.
Cả ba phương pháp này không giải quyết được các trường hợp trĩ nội tắc mạch và các trường hợp có mẫu da thừa lớn.
Phẫu thuật  hay thủ thuật không phải là kết luận cuối cùng mà chỉ là một mắt xích trong phác đồ tổng thể. Bởi vì sau đó còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát. Các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên sẽ rất phù hợp để dùng cho bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ với mục đích  như trên.

Theo dantri

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHẮC PHỤC TÁO BÓN VÀ BỆNH TRĨ

Trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch của các tổ chức tại hậu môn hoặc ở lối ra của trực tràng. Chúng là một trong nguyên nhân gây chảy máu trực tràng.



Về bệnh trĩ
Bệnh trĩ biểu hiện không rõ rệt. Người bệnh và thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh. Triệu chứng sớm và thường gặp nhất của bệnh trĩ là chảy máu. Lúc đầu, người bệnh chảy máu rất kín đáo, chỉ thấy một chút máu ở giấy vệ sinh hoặc phân. Lâu dần, phải rặn do táo bón, máu sẽ chảy thành giọt, có khi ngồi xổm hoặc đi lại nhiều cũng thấy máu chảy. Người mắc bệnh cảm giác vướng, đau ở vùng hậu môn, triệu chứng đau do tắc mạch ở búi trĩ có các cục máu đông nhỏ.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHẮC PHỤC TÁO BÓN VÀ BỆNH TRĨ
Chế độ dinh dưỡng khắc phục táo bón và bệnh trĩ
Người bệnh sẽ thấy ngứa hậu môn và quanh hậu môn. Trĩ nội lúc đầu còn ở bên trong hậu môn – trực tràng. Về sau, búi trĩ to lên và sa ra ngoài hậu môn, mạch bị tắc gây phù nề và nghẹt không tụt trở lại trong lòng hậu môn được nữa, kèm theo triệu chứng nứt hậu môn và rất đau mỗi khi đại tiện. Trĩ ngoại ảnh hưởng rất xấu tới khả năng sinh hoạt, lao động, người bệnh sợ không dám ăn vì sợ phải đại tiện nhiều lần. Một số trường trường hợp do chảy máu nhiều sẽ dẫn tới thiếu máu nặng (hồng cầu dưới 1.000.000/mm3, hematocrit dưới 10%).

Để khắc phục bệnh trĩ

Người mắc bệnh trĩ phải có những điều chỉnh trong sinh hoạt, nên hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột, tránh ngồi lâu, đứng nhiều. Bạn cũng cần tránh va chạm vùng hậu môn, giấy vệ sinh phải mềm, dùng các loại xà phòng ít tính acid đồng thời giữ sạch vùng hậu môn, nhưng tránh rửa quá nhiều sẽ va chạm gây thương tổn.
Người bệnh tránh bia, rượu, các thức ăn dễ kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột (như ớt, hồ tiêu, cà ri…), tránh tiêu chảy. Bạn nên ăn nhiều chất xơ như ăn cam, quýt giúp phân mềm, đỡ táo bón. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền để nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ. Đặc biệt, người bệnh nên sử dụng rau dấp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất hiệu quả trong trị táo bón, bệnh trĩ. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối. Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.
Thực phẩm bổ dưỡng dùng chất làm săn nhẹ da tại chỗ; flavonoid (như rutin) giúp tăng cường chức năng mao mạch, giảm suy yếu mao mạch và tĩnh mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt.
Người bệnh nên dùng kết hợp với Đương quy có tác dụng bổ máu, chống thiếu máu, giúp chữa viêm loét mụn nhọt, có tác dụng nhuận tràng, thông đại tiện, chống táo bón. Curcumin (hoạt chất chính có trong củ nghệ) có tính chống viêm, ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ. Magie có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, người mắc bệnh nên kết hợp những chất trên cùng với Cao dấp cá. Ngay khi bắt đầu có triệu chứng nhẹ của trĩ nên điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung những chất cần thiết trên, khi đã mắc trĩ hoặc đã qua phẫu thuật cắt búi trĩ thì nên dùng thường xuyên, duy trì để co búi trĩ và ngăn ngừa tái phát.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT TRĨ

Trĩ là một bệnh thường gặp với các triệu chứng như chảy máu, sa và ngứa. Vì có nhiều bệnh khác gây ra những triệu chứng tương tự, cần khám trực tiếp ống hậu môn như soi ống hậu môn hay soi đại tràng sigma.


Điều trị phụ thuộc vào mức độ bệnh trĩ. Trĩ độ 1, độ 2, trĩ ngoại có thể điều trị đơn thuần bằng nội khoa hay bằng các phương pháp điều trị ngoại trú không phẫu thuật. Trĩ độ 2 và trĩ độ 3 tương đối nhỏ có thể điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật.
Phẫu thuật chỉ định cho những bệnh nhân có trĩ độ 3 lớn hay trĩ độ 4, trĩ huyết khối hay trĩ nghẹt cấp tính, trĩ với thành phần trĩ ngoại lớn và có triệu chứng.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT TRĨ
Các phương pháp cắt trĩ

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT TRĨ

1.    Cắt khoanh niêm mạc:

Phẫu thuật Whitehead: Nguyên tắc là cắt khoanh niêm mạc và lớp dưới niêm mạc có các búi tĩnh mạch trĩ, sau đó  kéo niêm mạc từ trên xuống khâu với da ở hậu môn. Phương pháp này hiện nay hầu như không được sử dụng vì để lại nhiều biến chứng nặng nề như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ và rỉ dịch ở hậu môn. Nhưng vì tính chất triệt để của phẫu thuật nên nhiều tác giả vẫn sử dụng nguyên tắc của phẫu thuật này nhưng cải biên lại để làm giảm các biến chứng, ví dụ phẫu thuật Toupet.

 2. Cắt từng búi trĩ:
Nguyên tắc phẫu thuật này là cắt riêng biệt từng búi trĩ một, để lại ở giữa các búi trĩ các mảnh da-niêm mạc (cầu da niêm mạc). Nhóm phẫu thuật này gồm có  PT Milligan Morgan (1937), PT Ferguson (1959), PT Parks (1965), PT BV Việt Đức (Nguyễn Đình Hối, 1966).
Nhóm phẫu thuật này gồm2 nhóm chính là:
- Cắt trĩ mở: PT Milligan Morgan , PT Nguyễn Đình Hối
- Cắt trĩ kín:  PT Ferguson.
Nhóm phẫu thuật này tránh được các biến chứng của nhóm phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc da, nhưng vẫn còn nhược điểm là đau sau mổ, thời gian nằm viện dài, thời gian trở lại lao động muộn và không hiệu quả trong các trường hợp trĩ vòng.

3. PT Longo (1993):
Sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược 2-3 cm và khâu vòng bằng máy bấm. Nguyên tắc của phẫu thuật này là cắt và khâu khoanh niêm mạc, nhằm mục đích giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ để thu nhỏ thể tích trĩ và treo được đệm hậu môn vào ống hậu môn. Phương pháp này được ưa chuộng vì không đau, thời gian nằm viện ngắn, trả bệnh nhân về lao động sớm, nhược điểm này là chi phí cao, chưa được đánh giá đầy đủ về hiệu quả do thời gian theo dõi còn ngắn 15.

 4.  Khâu treo trĩ bằng tay:
Đây là phương pháp cải biên của phẫu thuật Longo ở các nước đang phát triển do giá thành cao của PT Longo . PT này đã được Ahmed M Hussein, Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyễn Trung Vinh, Nguyễn Trung Tín báo cáo ở các hội nghị. Phương pháp này cũng dựa trên nguyên tắc của phẫu thuật Longo là làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ để thu nhỏ thể tích khối trĩ và treo búi trĩ  lên ống hậu môn bằng các mũi khâu tay khâu xếp nếp niêm mạc trên đường lược 2-3 cm. Phương pháp này chỉ mới được báo cáo sau năm 2001.

 5. Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler
Phương pháp này được Kazumasa Morinaga thực hiện lần đầu  năm 1995, với một dụng cụ có tên là Moricorn, là một máy gồm một đầu dò siêu âm Doppler gắn liền trong một ống soi hậu môn, qua dụng cụ này tác giả dò tìm 6 động mạch, là những nhánh tận của động mạch trực tràng trên, và các nhánh động mạch này được khâu cột ở vị trí trên đường lược 2cm.
Nguyên tắc của phương pháp này là làm giảm lưu lượng máu đến các búi trĩ, chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 2 và 3, ưu điểm của phương pháp này là không đau và bảo tồn được đệm hậu môn.
Phương pháp này cũng không giải quyết được các trường hợp trĩ nội tắc mạch và các trường hợp có mẫu da thừa.

II.  SAU CẮT TRĨ

Đau sau mổ là một trở ngại lớn của phương pháp phẫu thuật cắt trĩ.
Các chiến lược để làm giảm đau khác gồm có giới hạn đường mổ, khâu cuống búi trĩ không cắt, cắt cơ thắt trong phía bên kết hợp với cắt trĩ ngoại, sử dụng metronidazole, gây tê tại chỗ vùng phẫu thuật, sử dụng thuốc làm giãn cơ thắt, thuốc chống lo lắng, thuốc kích thích phó giao cảm (tránh tiểu khó), nitroglycerin thoa tại chỗ. Tuy nhiên mỗi chiến lược đều có kết quả giới hạn và không rõ ràng.
Biến chứng sau cắt trĩ nhẹ nhưng thường gặp. Các biến chứng thường có tiểu khó (2%-6%), chảy máu (0,03- 6%), hẹp hậu môn (0%- 6%), nhiễm trùng (0,5- 5,5%), và mất tự chủ cơ thắt (2-12%), tổn thương cơ thắt (đánh giá bằng siêu âm và đo áp lực hậu môn) ở bệnh nhân sau cắt trĩ được lên đến 12%. Sử dụng các van kéo quá mức gây giãn quá rộng ống hậu môn có thể là nguyên nhân gây tổn thương và mất tự chủ. Cắt cơ thắt trong phía bên được đề nghị kết hợp với cắt trĩ, nhưng các nghiên cứu phân phối ngẫu nhiên không chứng minh được lợi ích của phương pháp. Thực tế các nghiên cứu này cho thấy tình trạng mất tự chủ gia tăng. Cắt trĩ cấp cứu cho những trường hợp trĩ nghẹt hay hoại tử có thể thực hiện an toàn, với kết quả đạt được tương đương như các trường hợp sau cắt trĩ chương trình.

Bài viết liên quan

HÀNH TRÌNH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ

CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ BỆNH TRĨ

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI

TRĨ NGOẠI:

Là những búi sưng do các tĩnh mạch căng lên hoặc do phần da ở các nếp gấp viền hậu môn bị viêm, sưng to, sự tăng sinh của các mô liên kết hoặc tụ máu mà thành. Bề mặt ngoài của trĩ ngoại bị phủ một lớp da, có thể nhìn thấy, không thể đưa vào trong hậu môn, không dễ bị chảy máu. Triệu chứng chủ yếu là đau và cảm giác có vật lạ. Theo lâm sàng có thể chia thành trĩ ngoại các mô liên kết, trĩ ngoại do các tĩnh mạch căng lên, trĩ ngoại do viêm và trĩ ngoại do tụ máu.
thuoc tri benh tri ngoại 300x293 THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI

PHÂN BIỆT TRĨ NỘI VÀ TRĨ NGOẠI

 Trĩ Nội

Đặc điểm của trĩ nội
- Xuất phát ở bên trên đường lược
- Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn
- Không có thần kinh cảm giác
- Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.

Trĩ Nội được chia làm 4 độ

Độ 1: Búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, khó nhận biết, ngay cả khi thăm khám bằng tay. Chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều. Khó tự tụt vào, phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.
Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.

Trĩ Ngoại

Đặc điểm của trĩ ngoại
- Xuất phát bên dưới đường lược
- Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng
- Có thần kinh cảm giác
- Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa

Trĩ Ngoại được chia làm 4 thời kỳ

- Trĩ lòi ra ngoài.
- Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.
- Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.
- Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRĨ NGOẠI

1.    Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống:
Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.
Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.
Uống nước đầy đủ.
Ăn nhiều chất xơ.
-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
-Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

 2.    Điều trị nội khoa:

- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
- Thuốc trị bệnh trĩ:  có 2 loại: loại dùng trong là loại thuốc viên dùng để uống và loại cho tác dụng tại chỗ là thuốc mỡ để bôi hoặc thuốc đạn được đặt vào trong hậu môn.
Thuốc viên uống. Đây là thuốc chứa các hoạt chất Rutin (còn gọi là vitamin P) hoặc các chất được trích từ thực vật được gọi chung là Flavonoid; có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ. Do tác động đến tĩnh mạch nên thuốc ngoài chữa trĩ còn dùng để trị chứng suy, dãn tĩnh mạch, đặc biệt bị ở chi dưới như tê chân, nổi gân xanh. Có thể kể một số biệt dược dùng để uống như: Ginkgo Fort, Flebosmil, An trĩ vương….
Trong điều trị, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh cho liều điều trị tấn công và liều điều trị củng cố. Ngoài thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị táo bón v.v… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, dùng đủ và đúng thuốc. Đặc biệt, kiên trì dùng thuốc kéo dài đủ thời gian.
Thuốc cho tác dụng tại ch: thuốc đạn đặt vào trong hậu môn (trong trường hợp bị trĩ nội) hoặc dùng thuốc mỡ để bôi lên tổn thương. Thuốc cho tác dụng tại chỗ thường chứa nhiều hoạt chất như: hoạt chất làm giảm đau, chống viêm, kháng sinh, hoạt chất bảo vệ làm bền chắc tĩnh mạch, ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành. Cách dùng thường là đặt thuốc đạn hoặc bôi thuốc mỡ 2-3 lần trong ngày, nên đặt hoặc bôi sau khi đi tiêu và tối trước khi ngủ.

3. Điều trị bằng phẫu thuật

Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Điều trị bằng phẫu thuật như cắt bỏ bóc tách huyết khối trĩ ngoại, cắt bỏ mô liên kết trĩ ngoại, giãn tĩnh mạch trĩ ngoại, cắt bỏ viêm bên ngoài. Mục đích là loại bỏ bệnh trĩ hoặc dùng phương pháp thắt khiến cho mạch máu bị tắc hoặc ép phổi. Đốt điện hoặc laser chiếu xạ cũng có hiệu quả rất tốt.