TÌM HIỂU CĂN NGUYÊN BỆNH TRĨ

Trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng, rất phổ biến ở cả nam và nữ. Những người thường xuyên táo bón, phụ nữ mang thai, sau sinh, người làm việc văn phòng, ngồi nhiều, đứng lâu v.v… có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Do ở vị trí nhạy cảm và được coi là bệnh tế nhị, người bệnh ngại đi khám. Nhiều người cho rằng trĩ là bệnh khó điều trị, dễ tái phát và chấp nhận sống chung với bệnh.


CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH: Ống hậu môn là nơi có nhiều tĩnh mạch tạo thành các búi trĩ nằm ở dưới lớp niêm mạc. Các búi này có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín hậu môn. Khi sức bền thành tĩnh mạch giảm sút, trong khi áp lực ổ bụng tăng cao, các đám rối tĩnh mạch trực tràng, hậu môn bị sa giãn và sung huyết sẽ tạo thành búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Các nguyên nhân góp phần gây nên bệnh trĩ là:

TÌM HIỂU CĂN NGUYÊN BỆNH TRĨ
Tìm hiểu căn nguyên của bệnh trĩ
  • Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài. Phụ nữ sau sinh, người già suy yếu chức năng tỳ vị, người cơ địa nhiệt.
  • Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
  • Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
  • Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may v…v…
  • U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: Như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.

GÁNH NẶNG CỦA BỆNH TRĨ
  • Chảy máu: Búi trĩ vốn là các mạch máu, nên khi bị ma sát hoặc va chạm với thành hậu môn rất dễ bị xây xước, tất yếu sẽ gây ra chảy máu, ít hay nhiều tùy theo mức độ tổn thương. Thậm chí, tĩnh mạch trĩ còn dễ rách và vỡ, gây chảy máu ồ ạt, dẫn đến thiếu máu trầm trọng.
  • Đau: Nếu mới bị thì có thể không đau hoặc đau ít, nhưng khi bệnh tiến triển, búi trĩ sa, viêm nhiễm thì cảm giác đau tăng tưởng như bị kim châm, dao cắt mỗi khi nằm, ngồi, đi vệ sinh, vận động.
  • Sưng nề vùng hậu môn: Khi búi trĩ sa ra ngoài và bị tổn thương trong một môi trường (vùng trực tràng – hậu môn) vốn tồn tại vô số chủng loại vi khuẩn cư trú thì nguy cơ viêm nhiễm là rất cao, có thể dẫn đến nhiễm trùng, áp xe vùng hậu môn, nhiễm trùng huyết.

KHÓ KHĂN TRONG ĐIỀU TRỊ

Phương pháp nội khoa trong Tây y sử dụng các thuốc uống tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề hoặc các thuốc bôi, thuốc đạn tại chỗ giúp chống viêm giảm đau. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị không thực sự đặc hiệu vì chỉ giải quyết được triệu chứng nhất thời. Trong khi các phương pháp ngoại khoa như chích xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại, phẫu thuật, v.v… đều gây tâm lý e ngại và khiến bệnh nhân phải cân nhắc hoặc vì khá đau, hoặc vì tốn kém và chưa thực sự an toàn.

CÓ HAY KHÔNG MỘT GIẢI PHÁP KHẢ THI?

Đối với bệnh trĩ, nền y học phương đông đã đúc kết ra những bài thuốc cổ truyền và trong dân gian cũng tồn tại những bài thuốc gia truyền chữa trĩ rất tốt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền y học, hiện nay các bài thuốc trên đã được thu thập, chọn lọc nghiên cứu, phát triển, bổ sung để tác dụng điều trị bệnh trĩ được toàn diện và phù hợp hơn. Không những giúp co búi trĩ lên mà còn phải có tác dụng cầm máu, giảm đau nhanh, chống viêm và phục hồi búi trĩ bị tổn thương để giúp bệnh nhân nhanh chóng được giải thoát khỏi những cơn đau và lo lắng vì chảy máu, viêm nhiễm. Để điều trị bệnh từ gốc, tránh tái phát, còn bổ sung thêm những vị thuốc hữu dụng giúp nâng cao sức bền thành mạch, nhuận tràng chống táo bón, giảm áp lực ổ bụng mỗi khi đi vệ sinh.

Để bệnh được điều trị dứt điểm và tránh tái phát, bên cạnh việc tìm kiếm cho mình những sản phẩm thích hợp và an toàn, người bệnh cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, hạn chế táo bón, tăng cường vận động và nâng cao sức khỏe.



ĂN GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ?

Theo tìm hiểu và kinh nghiệm của mình việc ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh trĩ. Khoảng 50-60% dân số mắc bệnh này. Tuy vậy nếu ăn uống điều độ thì có thể phòng tránh được bệnh này. Mình cũng đã từng bị bệnh trĩ, nên đã tìm hiểu chia sẻ với mọi người.

1. Ăn nhiều rau xanh và chất xơ. Thường xuyên ăn mồng tơi, rau lang (khoai lang).--> phòng ngừa táo bón
2. Nên ăn nhiều rau sống như diếp cá, rau má...
3. Ăn nhiều hoa quả
4. Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày) giúp phòng chống táo bón.
5. Hạn chế ăn đồ cay nóng (tiêu, ớt ...)
6. Hạn chế uống rượu bia.

ĂN GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ
Ăn gì để phòng ngừa bệnh trĩ

Ngoài ra
7. Tập đi đại tiện hàng ngày vào 1 giờ cố định --> giúp chống táo bón
8. Với những người công việc phải ngồi (đứng) nhiều, cần vận động đi lại lúc giải lao.
9. Vận động thể duc thể thao hoặc đi bộ 30p/ngày.

Các bà bầu rất dễ mắc bệnh trĩ nên chế độ ăn uống và sinh hoạt càng cần chú trọng hơn.
Một điều nữa là nếu ai bị trĩ thì nên điều trị sớm nhất có thể, không nên để lâu bệnh sẽ nặng thêm điều trĩ sẽ mất thời gian và tiền bạc. Nếu nặng quá thì buộc phải đi cắt sẽ rất đau và tốn kém. Và vẫn nên duy trì chế độ ăn và sinh hoạt như mình nói ở trên.