KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ

Khoa là người đã từng bị bệnh trĩ, đã từng đi cắt trĩ, niềm vui đó chẳng được bao lâu thì chỉ được 6 tháng sau Khoa bị tái phát trở lại. Khi đó Khoa rất tuyệt vọng, chán nản và đã nghĩ chẳng nhẽ cả cuộc đời phải sống chung với bệnh trĩ sao? Thật may mắn Khoa đã tìm cách chữa triệt để bệnh này.

Khoa đã nảy ra ý nghĩ, tại sao mình không tạo một trang web, một diễn đàn để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ? Và diễn đàn này là nơi mọi người có thể cùng học hỏi cùng chia sẻ những kinh nghiệm của mình về bệnh trĩ. Nó giúp cho những ai đang bị bệnh trĩ biết được phương pháp điều trị tốt nhất và hiệu quả nhất để không lãng phí tiền của. Và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.

Dưới đây là những kiến thức và kinh nghiệm của Khoa trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ mọi người đọc trong bài: "Hướng dẫn cách điều trị bệnh trĩ"

>>HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ


Các bạn có kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh trĩ muốn chia sẻ xin gửi về hòm thư của Đăng Khoa dangkhoa2612@gmail.com



CHỮA TRĨ BẰNG THUỐC ĐÔNG Y

Bệnh trĩ phát sinh do tình trạng phồng giãn và sung huyết đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng, hình thành một hay nhiều búi trĩ; tùy theo vị trí giải phẫu và mức độ sung huyết của đám rối tĩnh mạch trĩ trong hoặc trĩ ngoài mà phân thành trĩ nội, trĩ ngoại. Bệnh hay gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi chủ yếu là trung niên và người cao tuổi. Ở Việt Nam bệnh trĩ có tỷ lệ mắc bệnh khá cao từ 30-35% dân số, đứng hàng thứ 3 trong cơ cấu bệnh hậu môn trực tràng.


Có nhiều nguyên nhân và những yếu tố thuận lợi sinh ra bệnh, được tập trung vào 4 nhóm chính:

- Nhóm bệnh lý đường tiêu hóa: Hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón... khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ.

- Sự suy yếu tổ chức nâng đỡ tại chỗ: Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ.

- Yếu tố cơ học: Thai sản ở phụ nữ, các khối u vùng tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt...), bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chủ, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ.
- Các nguyên nhân khác:
Chế độ ăn: Ăn nhiều thức ăn cay nóng, kích thích như ớt, hạt tiêu, rượu...
Nghề nghiệp: Ngồi lâu, đứng lâu, lao động nặng nhọc, ngồi xổm, thói quen nhịn đại tiện.
Ngoài ra bệnh trĩ còn mang yếu tố gia đình.
Người mắc bệnh trĩ có các biểu hiện lâm sàng:
Chảy máu:
Đặc điểm: Chảy máu tươi khi đại tiện, tự cầm khi kết thúc cuộc đi ngoài.
Chảy máu là biểu hiện sớm nhất, hay gặp nhất, hình thức chảy máu và số lượng máu chảy rất khác nhau. Lúc đầu chảy máu kín đáo, máu dính theo phân, về sau chảy máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia sau mỗi khi rặn đi ngoài. Bệnh diễn biến mạn tính lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng suy nhược thiếu máu.
Trĩ sa: Trĩ độ II trở lên, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn tạm thời hoặc thường xuyên, đôi khi còn chảy dịch ẩm ướt khó chịu.
Đau: Trĩ nội bình thường không đau mà có cảm giác tức nặng ở hậu môn, chỉ đau khi có biến chứng: trĩ tắc mạch, trĩ nghẹt, trĩ viêm hoặc trĩ kết hợp với một bệnh khác như nứt kẽ, áp xe, rò hậu môn, viêm ống hậu môn...
Trĩ có nhiều thể khác nhau, được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ biến chứng:
Kết quả điều trị phụ thuộc vào chỉ định cho từng loại trĩ và mức độ nặng, nhẹ của bệnh.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ không chỉ do bệnh lý tại chỗ mà còn do yếu tố toàn thân như âm dương thiếu cân bằng, tạng phủ, khí huyết hư tổn, cùng với thấp, nhiệt, phong, táo, ăn uống, nghề nghiệp... gây ra.
CHỮA TRĨ BẰNG THUỐC ĐÔNG Y
Hoa đẳng sâm
Trĩ có nhiều thể tùy thể bệnh với các chứng trạng mà dùng bài thuốc chữa bệnh trĩ khác nhau:
Thể thấp nhiệt ở đại tràng
Triệu chứng: Đại tiện ra máu, sắc đỏ tươi, số lượng nhiều hoặc ít, trĩ sa theo độ, đau nóng rát hậu môn, đại tiện táo hoặc đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện bí khó đi, tiểu tiện vàng, sẻn. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền, tế, sác.
Bài thuốc: Hòe hoa 15g, kinh giới tuệ 10g, chỉ xác 10g, hoàng bá 10g, trắc bá diệp (sao cháy) 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể tỳ hư không nhiếp huyết
 Bạch truật.
Triệu chứng: Đại tiện ra máu tươi, sắc nhạt màu, lượng có thể nhiều ít khác nhau, kèm theo sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp mệt mỏi, ăn ngủ kém, phân táo lỏng thất thường, trĩ sa. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế vô lực.
Bài thuốc: Hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 20g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, trần bì 5g, mộc hương 10g, tiên hạc thả 30g, chế hoàng tinh 30g. Sắc uống ngày một thang.
Thể khí hư hạ hãm
Triệu chứng: Thường thấy ở bệnh nhân có tuổi, mắc bệnh lâu ngày, trĩ sa không tự co, kèm theo sa niêm mạc trực tràng. Chảy máu tươi khi đại tiện ít hơn, sắc nhạt màu, kèm theo tinh thần mệt mỏi suy nhược, hụt hơi, ngại nói, sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp, váng đầu, ăn ngủ kém, đại tiện phân nát, tiểu tiện trong dài. Chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm tế nhược.
Bài thuốc: Sài hồ 8g, bạch truật 12g, trần bì 6g, thăng ma 10g, đẳng sâm 15g, đương quy 12g, hoàng kỳ 10g, chích cam thảo 5g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trong ngày, uống liền 3 tuần (21 ngày).
Lương y Vũ Quốc Trung



Bài viết liên quan

HÀNH TRÌNH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ

CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ BỆNH TRĨ