HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

Sau bài viết “Hành trình chữa trị bệnh trĩ” của Khoa đăng tải, có rất nhiều bạn gửi thư cảm ơn Khoa, hỏi Khoa cách điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả, hỏi chế độ ăn và sinh hoạt sau khi chữa khỏi… nhiều bạn đóng góp xây dựng diễn đàn bằng việc chia sẻ cả những kinh nghiệm của các bạn trong việc chữa trị bệnh trĩ này.

Với mục đích giúp những người đang bị bệnh trĩ không phải hoang mang và có cách điều trị đúng bệnh, Khoa viết thêm bài “Hướng dẫn cách điều trị bệnh trĩ” này. Bài viết được đúc rút từ kinh nghiệm chữa trị bệnh trĩ của bản thân Khoa, từ những kiến thức về bệnh trĩ mà Khoa đã tìm hiểu và tổng hợp trên mạng, từ những lời dạy bảo của các bác sĩ điều trị bệnh trĩ cho Khoa, và cả những kinh nghiệm của các bạn độc giả chia sẻ về bệnh trĩ, về quá trình chữa bệnh với Khoa thông qua diễn đàn này.

Nội dung bài viết:
  • Biểu hiện của bệnh trĩ?
  • Nguyên nhân của bệnh trĩ?
  • Cách điều trị bệnh trĩ?
  • Kinh nghiệm điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ?
  • Thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất?

Điều trị bệnh trĩ
Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả?

Biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ

Thường xuyên bị táo bón kéo dài. Đi cầu khó, phải rặn, có người mấy ngày mới đi cầu (đại tiện) 1 lần. Cái này cũng là dấu hiệu ban đầu gây ra trĩ, và cần điều trị táo bón ngay. Táo bón thường gặp ở bệnh nhân trĩ, nhưng vẫn có một số ít người không bị táo bón nhưng vẫn bị bệnh trĩ.

  • Đại tiện ra máu: Khi đi đại tiện có thấy vệt máu dính ở phân, ở giấy lau, máu nhỏ giọt xuống bồn cầu hoặc chảy thành tia.
  • Đại tiện đau rát: sau khi đi xong thấy rát hậu môn, khó chịu, đau tức xung quanh hậu môn. Nếu sau khi đi ngoài xong nhiều giờ mà vẫn bị đau rát nhiều là có thể đang bị nứt kẽ hậu môn (thường bị do một đợt táo bón nặng gây nên). Cái này cần điều trị ngay vì nứt kẽ hậu môn gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, nhiều người đứng ngồi không yên vì bệnh này.
  • Sa búi trĩ: lúc đi cầu cảm thấy có mẩu thịt thừa thập thò ở hậu môn có thể tự thu vào trong hậu môn sau khi đi cầu, hoặc phải dùng tay đẩy búi trĩ (mẩu thịt thừa) vào.
  • Ngứa và rỉ nước hậu môn: bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa hậu môn và hậu môn luôn ẩm ướt.
  • Một số trường hợp khác có thể bị viêm đại tràng, sau đó bị chảy máu khi đi đại tiện và sa búi trĩ. Thường thì bệnh viêm đại tràng hay gây ra trĩ do việc đại tiện nhiều lần trong ngày và phải rặn nhiều là cho tĩnh mạch hậu môn bị phình ra và tạo thành búi trĩ.
Bệnh trĩ được chia ra làm 2 loại chính: trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội: các búi trĩ được hình thành trong ống hậu môn và khi phình lớn sẽ sa ra ngoài. Trĩ nội được phân chia làm 4 cấp độ:
  • Trĩ nội độ 1: Các búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, thường chỉ có biểu hiện đau rát và ra máu.
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ thập thò ở hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co vào trong ống hậu môn.
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài sau khi đại tiện và không tự co vào trong ống hậu môn mà phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào trong được.
  • Trĩ nội độ 4: Bũi trĩ sa ra ngoài hậu môn và thường trực ở bên ngoài, dùng tay đẩy nhưng không vào được hoặc vào sau đó lại sa ra ngay.
Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành ở phía ngoài hậu môn (ngay rìa hậu môn). Khác với trĩ nội là hình thành trong ống hậu môn rồi mới sa ra ngoài.

Sự hiện diện của cả trĩ nội và trĩ ngoại ở 1 bệnh nhân được gọi là trĩ hỗn hợp.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân gây nên, do ăn uống sinh hoạt, do tính chất công việc, do các bệnh mãn tính trong người và do cả yếu tố gia đình:
  • Táo bón là nguyên nhân điển hình gây nên bệnh trĩ. Do việc đi đại tiện phải rặn nhiều làm thành tĩnh mạch ở hậu môn bị phình giãn và tạo thành búi trĩ. Chảy máu là hiện tượng tĩnh mạch hậu môn bị phình giãn (thành tĩnh mạch mỏng đi) cọ vào phân rắn (táo bón) làm xước thành mạch gây chảy máu khi đi đại tiện. (đây là nguyên nhân bị trĩ của Khoa)
  • Uống nhiều rượu bia. (cả đây nữa)
  • Ăn nhiều các thức ăn cay nóng, ăn ít chất xơ, rau xanh.
  • Uống ít nước.
  • Tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu. (và cả đây nữa)
  • Lười vận động.
  • Chửa, đẻ (ở phụ nữ).
  • Bị các bệnh mãn tính như viêm đại tràng, trực tràng, kiết lỵ…phải đi đại tiện nhiều lần và rặn nhiều.
  • Yếu tố gia đình: gia đình dòng họ có nhiều người bị bệnh trĩ.

Cách điều trị bệnh trĩ

Về điều trị bệnh trĩ, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ. Theo Khoa có thể chia ra làm 3 nhóm lớn là: điều trị bằng các thực phẩm chức năng, điều trị bệnh trĩ bằng Tây y và điều trị bệnh trĩ bằng Đông y.

Điều trị bằng thực phẩm chức năng


Thông thường thì người bệnh hay tự tìm đến các sản phẩm “thuốc” này đầu tiên. Bởi vì các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiện nay được quảng bá rất rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh, báo chí, mạng…) như Safinar, An Trĩ Vương, Tottri, Thăng Trĩ Nam Dược… Do bệnh ở vùng kín và do tâm lý e ngại không đi khám chữa bệnh mà mọi người thường nghe quảng cáo và ra các hiệu thuốc tự tìm mua thuốc về uống.

Tác dụng chính của các thực phẩm chức năng này là nhuận tràng, chóng táo bón, cầm máu. Chứ tác dụng làm co búi trĩ thì rất thấp hoặc không có. Đó là kinh nghiệm của Khoa sau khi dùng một số thực phẩm chức năng đó. Theo Khoa thì các thực phẩm chức năng này thích hợp cho những người chưa bị sa búi trĩ và hay bị táo bón có thể dùng để hỗ trợ điều trị được.

Điều trị bệnh trĩ bằng Tây y


Điều trị bệnh trĩ bằng Tây y được chia là 3 nhóm: điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật cắt trĩ.

a. Điều trị nội khoa: các thuốc tây chữa bệnh trĩ được sử dụng để điều trị là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt (như: daflon, proctolog…). Tác dụng chính của các thuốc này là trợ tĩnh mạch, kháng viêm, giảm phù nề, chống nhiễm trùng, giảm đau. Được chỉ định dùng cho các đợt trĩ cấp, không sử dụng lâu dài để chữa trị. Và thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng chữa tận gốc bệnh.

b. Điều trị bằng thủ thuật: như chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại...

c. Phẫu thuật cắt trĩ: bao gồm các phương pháp: cắt khoanh niêm mạc, cắt từng búi trĩ, phương pháp Longo, khâu treo trĩ bằng tay, cắt trĩ bằng laser...

Ưu điểm của Tây y: có thể điều trị được mọi dạng và mọi cấp độ trĩ, thời gian bình phục trên dưới 1 tháng.

Nhược điểm của Tây y: là điều trị triệu chứng hay điều trị phần ngọn, chưa điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh nên tỷ lệ tái phát rất cao, chi phí cao, bệnh nhân bị đau, mất máu... Việc điều trị phụ thuộc rất lớn vào chuyên môn và tay nghề của bác sĩ. Một số biến chứng thường gặp: hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ, nhiễu trùng, apxe hậu môn…

Kinh nghiệm xương máu của Khoa (vì thiếu hiểu biết), Khoa đã phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo, rất đau và tốn kém, may mà chưa bị biến chứng. Nhưng cũng chỉ được 6 tháng thì bị tái phát bệnh trĩ.

Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y

Trước khi Tây y ra đời với các máy móc và trang thiết bị hiện đại thì việc khám chữa bệnh vẫn chủ yếu sử dụng Đông y (dùng các bài thuốc nam, thuốc bắc). Bệnh trĩ có từ hàng ngàn năm trước, việc điều trị bệnh trĩ bằng Đông y đã được áp dụng từ xa xưa và hiện nay vẫn là phương pháp được ưa chuộng hơn. Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột… hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi… như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ…

Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y có ưu điểm là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài, không có biến chứng, ít đau… Tuy nhiên nhược điểm là thời gian điều trị thường dài.

Kinh nghiệm của bản thân Khoa:

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ bằng Longo bị tái phát (trĩ nội độ 2), Khoa tình cờ biết đến bác sĩ Hương chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam ở Hà Nội. Khoa đã chữa khỏi bệnh trĩ sau 1,5 tháng điều trị bằng thuốc nam của bác sĩ Hương này. Thời gian đầu điều trị chuyển biến rất chậm, nhưng càng về sau chuyển biến càng nhanh hơn. Khoa đã khỏi từ đó đến giờ chưa bị tái phát.

Ở đây Khoa nhấm mạnh rằng, mọi người nên điều trị bệnh trĩ bằng thuốc nam. Và tìm địa chỉ nào có uy tín để chữa, không nhất thiết phải điều trị ở chỗ bác sĩ Hương. Một số phản hồi Khoa nhận được: hầu hết mọi người đều chữa khỏi bằng thuốc của bác sĩ Hương này, cũng có một số ít người phản hồi bệnh có giảm nhưng chưa khỏi, cũng có người phản hồi thời gian điều trị lâu (~4 tháng). Không biết các bạn đó có kiêng cữ trong thời gian điều trị không hoặc có làm đúng hướng dẫn của bác sĩ không?

Một số chia sẻ khác của các bạn gửi về cho Khoa:

Sử dụng các thực phẩm chức năng An trĩ vương, An trĩ nano, Safinar, Tottri, … chỉ có tác dụng tạm thời chống táo bón, không làm co được búi trĩ, tác dụng điều trị bệnh rất thấp.

Khi đi khám ở bệnh viện, các bác sĩ hay kê thuốc uống daflon, thuốc đặt proctolog, cái này cũng là giải pháp tạm thời để giảm đau, kháng viêm, không phải điều trị được khỏi.

Không nên phẫu thuật vì không giải quyết được triệt để bệnh, sau điều trị dễ bị tái lại.

Nếu bị táo bón nhẹ, có thể dùng thử nước diếp cá uống, hoặc các các loại nước mát khác. Nếu khỏi thì duy trì dùng hàng ngày để tránh bị trĩ.

Khi bị ra máu, hoặc bị cấp độ 2, 3 rồi nên cắt thuốc nam uống. Thuốc nam điều trị hiệu quả táo bón, làm búi trĩ co lên, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên lưu ý là dùng thuốc nam không được nóng ruột, thuốc bao giờ cũng tác dụng chậm hơn thuốc tây.

Ăn nhiều rau quả mát như rau lang, rau đay, mồng tơi, thanh long, đu đủ, ổi bỏ vỏ, khoai lang, chuối, …

Không tập aerobic, đá bóng, tập thể hình, cầu lông, … các môn thể thao vận động mạnh. Chỉ nên đi bộ hàng ngày từ 30ph- 1 tiếng.

Khi làm việc nên đi lại thường xuyên, không ngồi nhiều.

Tâm lý thoải mái, không lo lắng quá.

Sau điều trị - Phòng ngừa bệnh trĩ tái phát

Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói của các cụ ngày xưa. Với quan điểm này, từ khi chữa khỏi được bệnh trĩ Khoa luôn duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt một cách khoa học để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát cũng như các bệnh khác như sau:

  • Sáng ngủ dậy, sau khi đánh răng rửa mặt, uống môt cốc nước hơi ấm khoảng 200ml, sau đó đi vệ sinh. Mỗi sáng phải đi vệ sinh 1 lần. Buổi sáng tập đi bộ 45 phút.
  • Lúc làm việc thì thi thoảng đi bộ, vận động cơ thể, uống nhiều nước.
  • Hạn chế đồ cay nóng, rượu bia, không uống cà phê (mặc dù là món yêu thích của Khoa).
  • Hàng ngày uống trà mát, có thể vì thế mà hiếm khi bị táo bón. Nếu có bị táo bón cũng không được rặn mạnh, để tránh bị nứt kẽ hậu môn gây viêm nhiễm. Không đi được ngay thì để lúc khác buồn lại đi tiếp.
  • Tập thể dục ngoài trời giúp cho tinh thần sảng khoái, tránh stress trong công việc. Tinh thần cũng rất quan trọng trong phòng và chữa bệnh.
  • Ăn nhiều rau và hoa quả mát, không ăn nhiều đạm quá. Cái này để phòng luôn các bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, gout.
  • Uống nhiều nước ~ 2 lít/ ngày.

Từ khi bị bệnh trĩ, Khoa rất sợ bị bệnh tật nên lúc nào cũng ăn uống sinh hoạt điều độ để phòng bệnh.

Đây là bài viết của Khoa dựa trên những kiến thức về bệnh trĩ Khoa tìm hiểu, tổng hợp và kinh nghiệm thực tế chữa trị bệnh trĩ của Khoa và cả kinh nghiệm của mọi người chia sẻ trên diễn đàn này.

Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt!
Đăng Khoa

Bài viết tiếp dưới đây là bài chia sẻ về hành trình chữa trị bệnh trĩ của Đăng Khoa:

>> HÀNH TRÌNH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ