Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC HIỆN ĐẠI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC HIỆN ĐẠI. Hiển thị tất cả bài đăng

DÙNG THUỐC CHỮA BỆNH TRĨ KHÔNG HIỆU QUẢ DO ĐÂU?


Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể dùng thuốc chữa bệnh trĩ nhưng nhiều người gặp phải tình huống uống thuốc mãi mà không khỏi bệnh. Vậy nguyên nhân dùng thuốc bệnh trĩ trị bệnh không hiệu quả do đâu? hãy cùng tìm hiểu để rút ra kinh nghiệm trị bệnh đúng cách cho mình nhé!

Dùng thuốc chữa bệnh trĩ không hiệu quả
Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc chữa bệnh trĩ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh trĩ nội cấp độ 1,2 có thể dùng thuốc bệnh trĩ để điều trị. Tuy nhiên không phải ai dùng thuốc chữa bệnh trĩ cũng đạt được hiệu quả điều trị khỏi bệnh và giải thích cho nguyên nhân này là do một trong những lý do sau:

1. Nghiền thuốc thuốc chữa bệnh trĩ khi uống
Nhiều người có thói quen nghiền thuốc khi uống hoặc bẻ nhỏ, dầm nát thuốc ra rồi mới uống. Khi ấy, họ không biết rằng việc nghiền, bẻ hoặc dầm thuốc ra ảnh hưởng nhiều đến khả năng bao phù cũng như thời gian tác dụng của thuốc đối với dạ dày. Đặc biệt, khi sử dụng những loại thuốc có dạng viên nang hoặc viên con nhộng người bệnh nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ khi cần thiết phải nghiền hoặc bẻ nhỏ để tránh tối đa khả năng ảnh hưởng đến công dụng của thuốc.
2. Sử dụng nước nóng để uống thuốc bệnh trĩ
Nước nóng hoặc nước ấm có thể phá hủy lớp màng sơn và các thành phần của thuốc trước khi được hấp thụ tại dạ dày. Đây là lý do khiến cho thuốc tác dụng không đúng mục tiêu, làm ảnh hưởng đến khả năng điều tị bệnh trĩ khỏi. Chính vì vậy, chỉ dùng nước sôi để nguội khi uống thuốc là biện pháp tốt nhất giữ nguyên các thành phần của thuốc mà không gây hại cho cơ thể.
3. Uống thuốc bệnh trĩ bằng nước trái cây
Tránh trường hợp dùng nước trái cây để uống thuốc bởi lượng axit có trong các loại trái cây có thể làm biến đổi thành phần thuốc và gây ra những phản ứng có hại cho dạ dày.

Tránh uống thuốc chữa bệnh trĩ với nước trái cây
Lượng acid có trong các loại nước uống trái cây có thể làm biến đổi một số thành phần của thuốc và gây ra phản ứng không tốt cho dạ dày. Nếu trước đó đã ăn trái cây thì người bệnh cần phải dành ra ít nhất 2 tiếng đồng hồ rồi mới uống thuốc chữa bệnh trĩ.
4. Uống thuốc chữa bệnh trĩ khi bụng còn đói
Các loại thuốc bệnh trĩ có thể gây ra tác dụng phụ là gây kích ứng niêm mạc dạ dày nếu người bệnh uống chúng khi đói. Ngoài ra, một số loại thuốc khác thì cần uống ngay trong khi quá trình tiêu hóa đang diễn ra. Chính vì vậy, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi uống thuốc và nhớ nên tuân theo các chỉ định của bác sĩ.
5. Nằm khi uống thuốc
Nằm trong lúc đang uống thuốc bệnh trĩ có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí dẫn đến tổn thường thực quản. Để đạt được hiêu quả điều trị bệnh trĩ dứt điểm, chúng ta nên uống thuốc trong khi đứng hoặc ngồi.
Vậy, chữa bệnh trĩ bằng cách nào hiệu quả?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, dùng thuốc có thể chữa bệnh trĩ nhẹ nhưng nếu dùng sai thuốc hoặc dùng thuốc quá liệu thì tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, bệnh trĩ đã có thể chuyển sang các giai đoạn bệnh tiếp theo, người bệnh phải chấp nhận sự can thiệp của các phương pháp điều trị bệnh trĩ khác như chữa bệnh trĩ bằng phẫu thuật cắt trĩ, điều trị bệnh trĩ bằng thuốc đông y. Mỗi phương pháp có mức phí khác nhau và phfu hợp với mỗi tình trạng bệnh khác nhau. Để biết chính xác việc áp dụng phương pháp điều trị nào hiệu quả, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám bệnh trĩ để được trực tiếp các bác sĩ tư vấn.


Đọc thêm



PHẪU THUẬT CẮT TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LONGO VÀ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ

Trong bài viết này Đăng Khoa sẽ nói về điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ Longo được coi là phương pháp phẫu thuật hiện đại nhất hiện nay. Và trải nghiệm thực tế của Đăng Khoa cắt trĩ bằng phương pháp cắt trĩ Longo này.

Phương pháp cắt trĩ Longo được bắt đầu áp dụng từ những năm 1993 trở lại đây. Ở thời điểm đó và đến nay vẫn được coi là phương pháp tiên tiến trong điều trị bệnh trĩ, bởi nó có ưu điểm hơn so với một số phương pháp trước đó là thời gian phẫu thuật ngắn, ít đau hơn các phương pháp khác, khả năng tái phát thấp hơn. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật tương đối cao.

Cắt trĩ Longo
Dụng cụ cắt trĩ Longo

Nguyên tắc của phương pháp phẫu thuật này là sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược của hậu môn 3-4 cm, làm giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ để làm teo nhỏ búi trĩ và khâu treo niêm mạc hậu môn bị sa để tạo hình lại tấm đệm hậu môn. Phương pháp Longo được chỉ định áp dụng cho những bệnh nhân trĩ nội độ 2-3, trĩ vòng (không áp dụng cho trĩ ngoại).
Phẫu thuật cắt trĩ Longo
Phẫu thuật cắt trĩ Longo

Xem video tư vấn phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp longo

Đây là video tư vấn điều trị bệnh trĩ của PGS. TS. BS. Phạm Văn Năng - Giảng viên Bộ môn ngoại của Trường ĐH Y Dược Cần Thơ và Ths. BS Lê Châu Hoàng Quốc Dương - Giảng viên Bộ môn ngoại Trường ĐH Y Dược TPHCM về phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo.



Trải nghiệm thực tế phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo

Trước đây, khoảng năm 2010 mình đã chữa bệnh trĩ bằng phương pháp này. Thời điểm đó mình cũng đã tìm hiểu về phương pháp này khá kỹ, chính vì những ưu điểm mình đọc được ở trên mạng về phương pháp này nên đã chọn điều trị cắt trĩ bằng Longo tại bệnh viện 108. Sự thật, kết quả không không giống những gì nói về phương pháp này trên mạng. Mình thực sự rất đau sau phẫu thuật, Thời gian nằm viện của mình là 4 ngày, Sau khoản 2 tuần mới hết đau, và sau khoảng 6 tháng bị tái phát bệnh trĩ. Chi phí điều trị hết 13 triệu mà không khỏi. Không biết có phải mình là trường hợp đặc biệt không? Hay do tay nghề của bác sĩ không cao nên mình mới bị như vậy?

May mắm thay sau khi bị tái phát bệnh trĩ mình chuyển sang dùng thuốc nam thì khỏi được bệnh. Đúng là dù cho Y học hiện đại có phát triển nhưng cũng không thể phủ nhận được thành quả của nền Y học cổ truyền từ hàng nghìn năm trước. Đây là kinh nghiệm mình rút ra được sau khi đã trải nghiệm điều trị bệnh trĩ cả bằng phẫu thuật cắt trĩ Longo tiên tiến nhất và bằng Y học cổ truyền.


Đọc thêm
>> 6 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản và hiệu quả
>> Bị hẹp hậu môn sau phẫu thuật cắt trĩ
>> Hành trình chữa khỏi bệnh trĩ

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TRĨ

Bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa. Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ . Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longgo cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ.



CÁC PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TRĨ
Các phương pháp phẫu thuật trĩ

KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT TRĨ
Trĩ có thể là bệnh, có thể là triệu chứng của một bệnh khác. Chỉ được phẫu thuật khi là trĩ bệnh . Một sai lầm thường mắc phải là cắt trĩ cho một bệnh nhân bị ung thư trực tràng. Có thể trĩ là triệu chứng của ung thư trực tràng, có thể là ung thư trực tràng xuất hiện trên một bệnh nhân có trĩ đã lâu. Vì vậy, trước khi phẫu thuật phải khẳng định không có các thương tổn thực thể khác ở vùng hậu môn trực tràng.
Trĩ có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hay các phương pháp vật lý. Vì vậy, phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình thường và có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.
Chỉ định phẫu thuật thường chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ có huyết khối, trĩ vòng sa và trĩ xuất huyết trầm trọng.

PHẪU THUẬT TRĨ

Với các phát hiện về sinh bệnh học và giải phẫu học, từ thập niên 90 có các phương pháp phẫu thuật mới như khâu treo trĩ, phẫu thuật Longo, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler. Các phương pháp phẫu thuật mới này dựa trên nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định mô trĩ vào ống hậu môn. Với các phương pháp phẫu thuật sau này, vùng phẫu thuật nằm trên cột Morgagni, là vùng không có các tiếp nhận cảm giác, do đó khi phẫu thuật vùng này có lợi điểm là không đau.
1-Nhóm phẫu thuật 1: gồm 2 nhóm phẫu thuật
a-Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc:
Phẫu thuật Whitehead: nguyên tắc là cắt khoanh niêm mạc và lớp dưới niêm mạc có các búi tĩnh mạch trĩ, sau đó  kéo niêm mạc từ trên xuống khâu với da ở hậu môn. Phương pháp này hiện nay hầu như không được sử dụng vì để lại nhiều biến chứng nặng nề như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ và rỉ dịch ở hậu môn. Nhưng vì tính chất triệt để của phẫu thuật nên nhiều tác giả vẫn sử dụng nguyên tắc của phẫu thuật này nhưng cải biên lại để làm giảm các biến chứng, ví dụ phẫu thuật Toupet.
b-Phẫu thuật cắt từng búi trĩ:
Nguyên tắc phẫu thuật này là cắt riêng biệt từng búi trĩ một, để lại ở giữa các búi trĩ các mảnh da-niêm mạc (cầu da niêm mạc). Nhóm phẫu thuật này gồm có  PT Milligan Morgan (1937), PT Ferguson (1959), PT Parks (1965), PT BV Việt Đức (Nguyễn Đình Hối, 1966).
Nhóm phẫu thuật này gồm2 nhóm chính là:
- Cắt trĩ mở: PT Milligan Morgan , PT Nguyễn Đình Hối
- Cắt trĩ kín:  PT Ferguson.
Nhóm phẫu thuật này tránh được các biến chứng của nhóm phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc da, nhưng vẫn còn nhược điểm là đau sau mổ, thời gian nằm viện dài, thời gian trở lại lao động muộn và không hiệu quả trong các trường hợp trĩ vòng.
2-Nhóm phẫu thuật 2:
Xuất phát từ các nhược điểm của nhóm phẫu thuật dưới cột Morgagni và các phát hiện mới về sinh bệnh học, từ thập niên 90, dựa trên nguyên tắc bảo tồn khối đệm hậu môn, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và thu nhỏ thể tích khối trĩ, một số phẫu thuật mới đã ra đời với nguyên tắc treo hậu môn như PT Longo, khâu treo trĩ bằng tay và nguyên tắc thu nhỏ thể tích khối trĩ như PT khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler.
a-PT Longo (1993) :
Là phẫu thuật sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược 2-3 cm và khâu vòng bằng máy bấm. Nguyên tắc của phẫu thuật này là cắt và khâu khoanh niêm mạc, nhằm mục đích giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ để thu nhỏ thể tích trĩ và treo được đệm hậu môn vào ống hậu môn. Phương pháp này được ưa chuộng vì không đau, thời gian nằm viện ngắn, trả bệnh nhân về lao động sớm, nhược điểm này là chi phí cao, chưa được đánh giá đầy đủ về hiệu quả do thời gian theo dõi còn ngắn 15.
b-Khâu treo trĩ bằng tay:
Đây là phương pháp cải biên của phẫu thuật Longo ở các nước đang phát triển do giá thành cao của PT Longo . PT này đã được Ahmed M Hussein, Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyễn Trung Vinh, Nguyễn Trung Tín báo cáo ở các hội nghị. Phương pháp này cũng dựa trên nguyên tắc của phẫu thuật Longo là làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ để thu nhỏ thể tích khối trĩ và treo búi trĩ  lên ống hậu môn bằng các mũi khâu tay khâu xếp nếp niêm mạc trên đường lược 2-3 cm. Phương pháp này chỉ mới được báo cáo sau năm 2001.
c-Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler:
Phương pháp này được Kazumasa Morinaga thực hiện lần đầu  năm 1995, với một dụng cụ có tên là Moricorn, là một máy gồm một đầu dò siêu âm Doppler gắn liền trong một ống soi hậu môn, qua dụng cụ này tác giả dò tìm 6 động mạch, là những nhánh tận của động mạch trực tràng trên, và các nhánh động mạch này được khâu cột ở vị trí trên đường lược 2cm.
Nguyên tắc của phương pháp này là làm giảm lưu lượng máu đến các búi trĩ, chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 2 và 3, ưu điểm của phương pháp này là không đau và bảo tồn được đệm hậu môn.
Cả ba phương pháp này không giải quyết được các trường hợp trĩ nội tắc mạch và các trường hợp có mẫu da thừa lớn.
Phẫu thuật  hay thủ thuật không phải là kết luận cuối cùng mà chỉ là một mắt xích trong phác đồ tổng thể. Bởi vì sau đó còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát. Các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên sẽ rất phù hợp để dùng cho bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ với mục đích  như trên.

Theo dantri

CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT TRĨ

Trĩ là một bệnh thường gặp với các triệu chứng như chảy máu, sa và ngứa. Vì có nhiều bệnh khác gây ra những triệu chứng tương tự, cần khám trực tiếp ống hậu môn như soi ống hậu môn hay soi đại tràng sigma.


Điều trị phụ thuộc vào mức độ bệnh trĩ. Trĩ độ 1, độ 2, trĩ ngoại có thể điều trị đơn thuần bằng nội khoa hay bằng các phương pháp điều trị ngoại trú không phẫu thuật. Trĩ độ 2 và trĩ độ 3 tương đối nhỏ có thể điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật.
Phẫu thuật chỉ định cho những bệnh nhân có trĩ độ 3 lớn hay trĩ độ 4, trĩ huyết khối hay trĩ nghẹt cấp tính, trĩ với thành phần trĩ ngoại lớn và có triệu chứng.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT TRĨ
Các phương pháp cắt trĩ

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT TRĨ

1.    Cắt khoanh niêm mạc:

Phẫu thuật Whitehead: Nguyên tắc là cắt khoanh niêm mạc và lớp dưới niêm mạc có các búi tĩnh mạch trĩ, sau đó  kéo niêm mạc từ trên xuống khâu với da ở hậu môn. Phương pháp này hiện nay hầu như không được sử dụng vì để lại nhiều biến chứng nặng nề như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ và rỉ dịch ở hậu môn. Nhưng vì tính chất triệt để của phẫu thuật nên nhiều tác giả vẫn sử dụng nguyên tắc của phẫu thuật này nhưng cải biên lại để làm giảm các biến chứng, ví dụ phẫu thuật Toupet.

 2. Cắt từng búi trĩ:
Nguyên tắc phẫu thuật này là cắt riêng biệt từng búi trĩ một, để lại ở giữa các búi trĩ các mảnh da-niêm mạc (cầu da niêm mạc). Nhóm phẫu thuật này gồm có  PT Milligan Morgan (1937), PT Ferguson (1959), PT Parks (1965), PT BV Việt Đức (Nguyễn Đình Hối, 1966).
Nhóm phẫu thuật này gồm2 nhóm chính là:
- Cắt trĩ mở: PT Milligan Morgan , PT Nguyễn Đình Hối
- Cắt trĩ kín:  PT Ferguson.
Nhóm phẫu thuật này tránh được các biến chứng của nhóm phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc da, nhưng vẫn còn nhược điểm là đau sau mổ, thời gian nằm viện dài, thời gian trở lại lao động muộn và không hiệu quả trong các trường hợp trĩ vòng.

3. PT Longo (1993):
Sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược 2-3 cm và khâu vòng bằng máy bấm. Nguyên tắc của phẫu thuật này là cắt và khâu khoanh niêm mạc, nhằm mục đích giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ để thu nhỏ thể tích trĩ và treo được đệm hậu môn vào ống hậu môn. Phương pháp này được ưa chuộng vì không đau, thời gian nằm viện ngắn, trả bệnh nhân về lao động sớm, nhược điểm này là chi phí cao, chưa được đánh giá đầy đủ về hiệu quả do thời gian theo dõi còn ngắn 15.

 4.  Khâu treo trĩ bằng tay:
Đây là phương pháp cải biên của phẫu thuật Longo ở các nước đang phát triển do giá thành cao của PT Longo . PT này đã được Ahmed M Hussein, Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyễn Trung Vinh, Nguyễn Trung Tín báo cáo ở các hội nghị. Phương pháp này cũng dựa trên nguyên tắc của phẫu thuật Longo là làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ để thu nhỏ thể tích khối trĩ và treo búi trĩ  lên ống hậu môn bằng các mũi khâu tay khâu xếp nếp niêm mạc trên đường lược 2-3 cm. Phương pháp này chỉ mới được báo cáo sau năm 2001.

 5. Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler
Phương pháp này được Kazumasa Morinaga thực hiện lần đầu  năm 1995, với một dụng cụ có tên là Moricorn, là một máy gồm một đầu dò siêu âm Doppler gắn liền trong một ống soi hậu môn, qua dụng cụ này tác giả dò tìm 6 động mạch, là những nhánh tận của động mạch trực tràng trên, và các nhánh động mạch này được khâu cột ở vị trí trên đường lược 2cm.
Nguyên tắc của phương pháp này là làm giảm lưu lượng máu đến các búi trĩ, chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 2 và 3, ưu điểm của phương pháp này là không đau và bảo tồn được đệm hậu môn.
Phương pháp này cũng không giải quyết được các trường hợp trĩ nội tắc mạch và các trường hợp có mẫu da thừa.

II.  SAU CẮT TRĨ

Đau sau mổ là một trở ngại lớn của phương pháp phẫu thuật cắt trĩ.
Các chiến lược để làm giảm đau khác gồm có giới hạn đường mổ, khâu cuống búi trĩ không cắt, cắt cơ thắt trong phía bên kết hợp với cắt trĩ ngoại, sử dụng metronidazole, gây tê tại chỗ vùng phẫu thuật, sử dụng thuốc làm giãn cơ thắt, thuốc chống lo lắng, thuốc kích thích phó giao cảm (tránh tiểu khó), nitroglycerin thoa tại chỗ. Tuy nhiên mỗi chiến lược đều có kết quả giới hạn và không rõ ràng.
Biến chứng sau cắt trĩ nhẹ nhưng thường gặp. Các biến chứng thường có tiểu khó (2%-6%), chảy máu (0,03- 6%), hẹp hậu môn (0%- 6%), nhiễm trùng (0,5- 5,5%), và mất tự chủ cơ thắt (2-12%), tổn thương cơ thắt (đánh giá bằng siêu âm và đo áp lực hậu môn) ở bệnh nhân sau cắt trĩ được lên đến 12%. Sử dụng các van kéo quá mức gây giãn quá rộng ống hậu môn có thể là nguyên nhân gây tổn thương và mất tự chủ. Cắt cơ thắt trong phía bên được đề nghị kết hợp với cắt trĩ, nhưng các nghiên cứu phân phối ngẫu nhiên không chứng minh được lợi ích của phương pháp. Thực tế các nghiên cứu này cho thấy tình trạng mất tự chủ gia tăng. Cắt trĩ cấp cứu cho những trường hợp trĩ nghẹt hay hoại tử có thể thực hiện an toàn, với kết quả đạt được tương đương như các trường hợp sau cắt trĩ chương trình.

Bài viết liên quan

HÀNH TRÌNH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ

CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ BỆNH TRĨ

NONG HẬU MÔN THEO PHƯƠNG PHÁP LORD

I. Nguyên tắc.
- Phương pháp chữa trĩ này được Lord mô tả lần đầu tiên năm 1968 để điều trị trĩ độ III.
- Miles và sau đó là Lord cho rằng trĩ là do sự hiện diện của mô xơ vùng ống hậu môn, đặt biệt là vùng pecten tức vùng đường lược. Tổ chức xơ này gây teo hẹp và cản trở sự đi cầu  gây tăng áp lực trong ống hậu môn và tạo ra trĩ.
- Lord cho rằng khi nong hậu môn sẽ điều trị được teo hẹp, sẽ làm giảm áp lực bên trong và qua đó trị được bệnh trĩ.
- Handcock và Smith dùng áp kế để đo và xác nhận quan điểm tăng áp lực ấu hộ môn của Lord.


II. Kỹ thuật nong hậu môn.
- Bệnh nhân nằm nghiêng trái và được gây mê.
- Đầu tiên nong 2 ngón tay sau khi bôi nhiều dầu trơn, tăng dần lên 4 và tối đa là 8 ngón tay. Nong sao cho hết hẹp hậu môn.
- Lord cũng nhấn mạnh không nên quá thô bạo.

III. Săn sóc sau nong hậu môn.

- Sau khi nong nên nhét một gạc trong ống hậu môn 1 giờ để tránh biến chứng tụ máu dưới niêm mạc. Bệnh nhân ăn và dùng thuống nhận trường nhẹ và ngâm hậu môn.
- Hàng ngày nên nong nhẹ liên tiếp trong 2 tuần lễ.

IV. Biến chứng.

- Biến chứng ít gặp hơn khi mổ cắt trĩ.
- Biến chứng nặng nhất là đi cầu không kiểm soát. Tỷ lệ này trong tháng đầu có thể lên đến 40% các bệnh nhân được nong theo kỹ thuật của Lord. Theo thời gian về sau biến chứng tự khỏi.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ thuạt Lord cho kết quả tương tự như phẫu thuật cắt búi trĩ bị sa ra ngoài. Tuy nhiên phương pháp này không được phổ biến rộng.




KỸ THUẬT TRÍCH XƠ HÓA BÚI TRĨ

1. Dụng cụ.
- Từ lâu ở Anh người ta quen dùng ống tiêm và kim tiêm Gabriel (Hình minh họa). Ngày nay ống tiêm và kim dùng một lần trở nên phổ biến.

- Dụng cụ cũ xem vậy mà thuận tiệ cho thầy thuốc hơn. Kim tiêm Gabriel chỉ chích sâu 1-2 cm nên cũng tránh được tai biến chích quá sâu vào thành ruột già. - Tuy nhiên, ngày nay do nguy cơ lây lan viêm gan siêu vi B và HIV ngày càng rộng nên các tác giả chuộng loại ống chích và kim tiêm dùng một lần.



- Goligher (1984) khuyên mỗi lần chích dùng 5ml Phenol 5% pha trong dầu. Ở Mỹ, các tác giả như Hughes (1957) thích dùng 2 ml cho mỗi lần chích trĩ và dùng quinine-ure nồng độ 2,4% với pH=6.

- Không thấy nghiên cứu so sánh nào về hiệu quả của các chất làm xơ hóa lớp dưới niêm để điều trị trĩ nhưng Keighley cho rằng hiệu quả của các thuốc tương đương nhau.

KỸ THUẬT TRÍCH XƠ HÓA BÚI TRĨ
Kỹ thuật trích xơ hóa búi trĩ

2. Chuẩn bị bệnh nhân.

- Nhiều tác giả cho rằng không cần chuẩn bị gì đặc biệt nhưng có một số thích cho bệnh nhân đặt tọa dược có tác dụng nhuận trường trước khi chích trĩ.

- Keighley cho rằng có một số ít phân trong hậu môn-trực tràng không chống chỉ định chích trĩ. Tuy nhiên lượng phân quá nhiều thì không chấp nhận được.

- Nếu lần khám đầu tiên trong trực tràng ít phân chúng ta có thể chích xơ ngay. Đôi khi chuẩn bị ruột già làm có nhiều dịch trong ruột khiến cho việc chích trĩ thành kho khăn hơn là không chuẩn bị gì.

- Bệnh nhân có thể nằm ở tư thế Sims (nghiêng trái), nằm chổng mông hoặc nằm trên một bàn đặc biệt. Keighley nhận thấy tiện nhất cho bệnh nhân là nằm nghiêng nhưng khi chích búi trĩ bên phải – sau thì khó cho thầy thuốc.

3. Kỹ thuật chích.

- Sau khi đặt ống soi cứng vào hậu môn nòng được rút ra. Niêm mạc ruột sẽ che phủ ống soi: chúng ta đang ở phần trên kênh hậu môn. Tại đây niêm mạc trông giống như niêm mạc đại tràng bình thường.

- Goligher (1984) cho rằng búi trĩ ở vị trí phải-sau khó chích nhất nên tác giả này khuyên chích búi trĩ này trước tiên.

- Nếu rút ống soi ra một phần niêm mạc đang màu hồng biến thành màu tím thẫm tức là cuống trĩ là nơi chúng ta tác động để điều trị. Cần quan sát rõ đường lược để chắc chắn là chích vào cuống của búi trĩ nội.

- Thầy thuốc sẽ cầm ống chích có sẵn thuốc, tay kia cầm ống nội soi sao cho thấy rõ cuống trĩ rồi chích kim nằm nghiêng vào sâu 1cm rồi vừa bơm một lượng nhỏ thuốc vừa quan sát bệnh nhân. Khi chích đúng cách thì bệnh nhân hoàn toàn không đau.

- Một số tác giả cho rằng khi chích thuốc đi thẳng vào tĩnh mạch búi trĩ thì bệnh nhân có cảm giác đau nhói bụng trên hay nhói ngực và miệng cảm thấy vị lạ. Chúng ta cần chú ý chi tiết này dù rằng hiếm khi chúng ta đâm thẳng vào búi trĩ.

- Nếu bệnh nhân thấy lạ có nghĩa là chúng ta chích sát rìa hậu môn quá hay chích sâu quá. Trường hợp chích gần đường lược quá cần rút kim ra và chích lại ở vị trí cao hơn.

- Chích đúng là chích dưới niêm mạc và bờ trên của cuống trĩ.

- Nếu khi chích bơm thấy nặng tay và nhất là niêm trắng ra là chích nông quá như vậy dễ gây loét niêm và chảy máu. Trường hợp này phải chích lại đi sâu hơn.

- Keighley khuyến cáo mỗi lần chích chỉ nên dùng 5ml thuốc.

- Khi rút kim nếu chảy máu thì dùng một cục gạc hoặc gòn ép vài phút. Nếu không cầm máu được cần thắt bằng dây thun ngay chỗ chảy máu.



Bài viết liên quan

HÀNH TRÌNH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ

CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ BỆNH TRĨ


BIẾN CHỨNG CỦA TRÍCH XƠ HÓA BÚI TRĨ

- Nếu chích quá nhiều thuốc thì niêm bị loét gây xuất huyết nhiều. Trường hợp này có thể phải khâu cầm máu chỗ chảy. 
- Chích quá sâu, thuốc đổ ra ngoài trực tràng có thể gây đau nhức sốt, tiểu ra máu và viêm tiền luyệt tuyến. Các tình huống này phải dùng kháng sinh chích tĩnh mạch.
- Sau khi chích xơ hóa búi trĩ có thể có biến chứng như biến chứng trầm trọng thì rất hiếm khi thấy.
BIẾN CHỨNG CỦA TRÍCH XƠ HÓA BÚI TRĨ
Biến chứng của trích xơ hóa búi trĩ

1. Bệnh nhân muốn xỉu.

- Một đôi khi thấy ở một số bệnh nhân.

2. Chảy máu.

- Nếu chích thẳng vào cuống trĩ có thể phạm nhánh của động mạnh trĩ gây nên chảy máu nhiều.
- Về điều trị chỉ cần chích thêm thuốc vùng dưới niêm mạc chung quanh điểm chảy máu hoặc dùng một gạc nhỏ tẩm Adrenaline nồng độ 1/1000 đè chặt vào chỗ chảy máu trong vài phút. Chúng ta cũng có thể dùng các thắt dây thun vùng bị chảy máu.

3. Trĩ sa.

- Biến chứng này thấy khi chích xơ búi trĩ độ III. Hiện tượng sưng phù và sa ra kích thích khiến bệnh nhân mắc cầu liên tục. Bệnh nhân rặn đi cầu khiến trĩ sa thêm, chảy máu và thuyên tắc nếu không được đẩy lên.
- Về điều trị chỉ cần đẩy trĩ lên được và cho bệnh nhân nằm nghỉ trên dường 24 đến 48 giờ cho đến khi búi trĩ bớt sưng phù.
Nhiễm trùng ổ loét do chích xơ.
- Tình trạng này xảy ra khi chúng ta chích trực tiếp thuốc  vào niêm mạc hay tại một điểm chúng ta chích thuốc quá nhiều.
- Loét xảy ra sau khi chích xơ độ một tuần lễ. Ổ loét giới hạn rõ, bờ cứng dễ lầm với tổn thương ung thư. Theo dõi lâu dài ổ loét có thể không có triệu chứng hoặc gây chảy máu.
- Máu thường chảy không đáng kể nhưng cũng có khi chảy rất nhiều khiến phải truyền máu.
- Khoảng 3 đến 6 tuần nữa thì ổ loét lành sẹo và dĩ nhiên trong thời gian này không nên chích xơ tiếp nữa.
- Về điều trị chỉ cần dùng một gạc nhỏ tẩm Adrenalne nồng độ 1/1000 đè chặt vào chỗ chảy trong vài phút. Chúng ta cũng có thể dùng các thắt dây thun vùng bị chảy máu.

4. Biến chứng hiếm.

- Gồm có:
+ Áp xe dưới niêm mạc tại chỗ chích xơ. Biến chứng này thường tự vỡ, tự khỏi.
+ Tiểu ra máu và áp xe tiền liệt tuyến do chúng ta chích sâu quá.


Bài viết liên quan

HÀNH TRÌNH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ

CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ BỆNH TRĨ

THẮT TRĨ BẰNG DÂY THUN

I. Lịch sử.

- Năm 1958, Blaisdell mô tả kỹ thuật này để thắt búi trĩ nội. Đến năm 1963 Barro cải tiến và chứng minh hiệu quả của cách trị này.
- Đây có lẽ là phương pháp được dùng rộng rãi nhất ở Mỹ vì đơn giản, an toàn và hiệu quả.
- Khi đã loại trừ được các bệnh lý nội và ngoại khoa vùng hậu môn-trực tràng thì đây là phương pháp tốt cho trĩ độ I và trĩ độ II sau khi điều trị bằng cách chỉnh khẩu phần thất bại.
- Một số lớn bệnh nhân bị trĩ độ III cũng có thể áp dụng phương pháp này.
- Tuy nhiên kỹ thuật này không áp dụng cho trĩ ngoại.
- Trước khi điều trị 7 ngày bệnh nhân phải ngưng mọi thuốc có thể gây chảy máu.

II. Kỹ thuật.

- Sau khi làm sạch hậu môn-trực tràng bệnh hân nằm ở tư thế chổng mông hoặc nghiêng qua trái, thầy thuốc dùng ống soi để đánh giá chung về tình trạng trĩ nội.
- Dây thun cần được đặt ít nhất 1-1,5 cm trên đường lược để không làm bệnh nhân đau.
- Có thể dùng kềm cá sấu gấp búi trĩ đưa vào thiết bị thắt dây thun. Cũng có thể dùng thiết bị hút búi trĩ thay cho kềm cá sấu.
that tri bang day thun 300x187 Thắt dây thun điều trị trĩ
- Đa số thầy thuốc thích đặt mỗi lần 2 sợi thu để tránh tình trạng sút dây.
- Nếu dùng thiết bị hút phải để hoạt động liên tục ít nhất 3 giây sau khi tròng dây thun vào búi trĩ.
- Ngay sau khi đặt dây thun chúng ta có thể chích xơ thêm trên và dưới dây thun. Như thế giúp cho giây thun siết búi trĩ tốt hơn và không sợ bị tuột ra.
- Nếu bệnh nhân có nứt kẽ hậu môn thì không được chích thuốc xơ vì thuốc sẽ chạy phía dưới làm bệnh nặng thêm.
- Thông thường mỗi kỳ chỉ thắt 2 chỗ và thầy thuốc cần báo trước cho bệnh nhân hiểu là nếu trĩ nhiều quá có thể phải thắt thêm lần khác.
- Sau khi thắt nên cho bệnh nhân đứng dậy từ từ và nhẹ nhàng để tránh phản ứng làm xỉu.
- Lần thắt dây thun thường không quá 5 phút.
- Sau khi thắt dây thun bệnh nhân có thể cảm thấy mắt cầu. Nếu bệnh nhân đau là do chúng ta đã thắt gần đường lược quá. Trường hợp này  phải tháo dây thun ngay.

CẮT TRĨ BẰNG LASER

Tại Mỹ mỗi năm có 10 triệu người đi khám bệnh trĩ. Đa số các bệnh nhân này có thể điều trị nội khoa bảo tồn hoặc là dùng một phương pháp trị bệnh trĩ ít xâm hại như thắt dây thun, chích xơ búi trĩ hoặc dùng liệu pháp làm đông.

- Phẫu thuật chỉ áp dụng cho 10% các  bệnh nhân có trĩ biến chức hay điều trị nội khoa không khỏi.
- Dùng tia Laser thay dao mổ thường hay dao điện là vấn đề thời sự hiện nay tại các trung tâm lớn ở nước ta. Một số luận án hoặc nghiên cứu lâm sàng đang được thực hiện.

CẮT TRĨ BẰNG LASER
Cắt trĩ bằng Laser

- Sau đây là ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này.
I. Laser CO2.
- Mô chứa nhiều nước khi hấp thu tia laser sẽ gây bỏng. Nhờ giới hạn tia không xuyên thấu nên Laser CO2 được xem là có độ chính xác và ít gây hại cho tổ chức lân cận.
- Tuy nhiên loại laser này cầm máu không tốt do các hạn chế nói trên.
- Một trong những nghiên cứu có số lượng  bệnh nhân cao là nghiên cứu của Iwagaki, Người Nhật, dùng Laser CO2 để cắt trĩ. Số bệnh nhân là 1816 người có trĩ đọ II, III và IV. Tỷ  lệ hẹp hập môn là 3,4% trong đó có 1/3 về sau phải mổ tạo hình lại.
- Wang, tác giả Đài Loan, nghiên cứu 88 bệnh nhân, một nửa cắt trĩ thông thường theo kỹ thuật Ferguson, một nửa cắt trĩ bằng Laser CO2 phối hợp với Laser ND:YAG thấy kết quả của nhóm dùng Laser tốt hơn vì ít cần thuốc giảm đau narcotic sau mổ (11% so với 56%) và tỷ lệ bí tiểu sau mổ cũng thấp hơn (7% so với 39%).
- Ngược lại, Leff với 226 bệnh nhân kết luận là không có sự khác biệt về kết quả so với phương pháp mổ cổ điển.
II. Laser ND:YAG, loại không tiếp xúc.
- Loại này cầm máu tốt hơn loại trên nhưng chính vì tia xuyên thấu sâu nên gây tổn hại mô nhiều hơn và vì thế dùng để phẫu thuật thì kém phần chính xác.
III. Laser ND:YAG, loại tiếp xúc trực tiếp
- Loại này cầm máu tốt và có độ chính xác.
- Sankar điều trị cho 36 bệnh nhân nhận thấy sau mổ 97% các trường hợp chỉ cần cho bệnh nhân giảm đau ằng Acetaminophen và không ai bị bí tiểu, chảy máu sau mổ.
- Theo dõi trong 2,5 năm Sankar thấy sẹo mổ lành tốt trong thơi gian từ 15 đến 3 tháng. Không có trường hợp nào tái phát trĩ.
- Senagore ở Ferrguson Clinic nhận thấy cắt trĩ bằng dao mổ thường và dao Laser cho kết quả gần cũng như kết quả lâu dài tương tự nhau.