Hiển thị các bài đăng có nhãn CHIA SẺ KINH NGHIỆM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHIA SẺ KINH NGHIỆM. Hiển thị tất cả bài đăng

THUỐC CHỮA BỆNH TRĨ CỦA NHẬT BẢN? LOẠI NÀO TỐT?


Trong rất nhiều cách chữa bệnh trĩ, thuốc chữa bệnh trĩ của nhật bản được biết đến khá rộng rãi và được sử dụng chữa bệnh trĩ hiệu quả. Tuy nhiên, trong số những người bị bệnh trĩ có tìm hiểu về các loại thuốc chữa bệnh trĩ của nhật, rất ít người biết cụ thể các loại cũng như thực sự hiểu về công dụng của nó. Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 Thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật Bản
Vì sao bệnh trĩ khó chữa dứt điểm?
Việc điều trị bệnh trĩ không hiệu quả do đang vướng phải nhiều sai lầm trong cách chữa trị. Các phương pháp thông dụng hiện nay chủ yếu nhắm mục đích làm hết các triệu chứng bệnh mà không chữa được tận gốc nguồn gây bệnh, khiến cho bệnh nhân bị trĩ dễ dàng tái phát nếu không có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.
Các loại thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật Bản

Để điều trị bệnh trĩ, tránh những ảnh hưởng do bệnh gây ra, thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật Bản được dùng khá rộng rãi và nhận được đánh giá cao của nhiều người dùng.

1. Kem bôi chữ A
Đây là loại thuốc dạng bôi giúp chữa bệnh trĩ của Nhật giúp khắc phục nhanh triệu chứng bệnh trĩ. Cơ chế hoạt động của loại thuốc bôi này là phục hồi (bảo tồn) các tổ chức mô cơ ở khu vực hậu môn trực tràng bị tổn thương do bệnh trĩ gây nên. Loại kem bôi này khá tiện dụng bởi nó có không gây đau khi sử dụng, đảm bảo bạn vẫn có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt bình thường hàng ngày.
2. Men vi sinh Bifina Nhật Bản
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ là táo bón do chính thói quen sinh hoạt thiếu điều độ của người bệnh như: uống ít nước, chế độ ăn thiếu chất xơ, lười vận động hoặc do tính chất công việc phải ngồi nhiều hay đứng quá lâu,... Lúc này, hệ tiêu hóa hoạt động không tốt dễ dẫn đến mất cân bằng hệ tiêu hóa khiến cho các lợi khuẩn có trong đường ruột bị suy giảm.
Các lợi khuẩn có lợi rất quan trọng cho đường ruột, chúng giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, dễ dàng đào thải chất cặn bã và giúp phân mềm hơn. Khi lợi khuẩn bị suy giảm, việc đào thải chất cặn bã bị ảnh hưởng khiến cho phân cứng và khô, có thể ứ đọng lâu ngày gây nên táo bón. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân dẫn đến hình thành bệnh trĩ rất cao.
Do đó, cần thiết phải bổ sung lợi khuẩn đường ruột giúp người bệnh trĩ chấm dứt táo bón, điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh trĩ. Một trong những sản phẩm bổ sung lợi khuẩn hiệu quả nhất là men vi sinh Bifina.

 Men vi sinh Bifina Nhật Bản
Người bệnh có thể sử dụng men vi sinh Bifina - thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật Bản để uống vào các thời điểm khác nhau nhưng tốt nhất là sau khi ăn. Đặc biệt, các bác sĩ khuyến cáo, không nên uống với nước hoặc sữa nóng ấm bởi lớp màng bọc có thể sớm bị tan khi chưa xuống đến đường ruột. Chính vì vậy, hiệu quả đạt được sẽ không cao.Ngoài ra, người bệnh cũng không nên dùng thuốc cùng với kháng sinh. Nếu bạn đnag phải điều trị bằng thuốc kháng sinh thì nên uống giãn cách khoảng 2 tiếng.
Lưu ý: Khi sử dụng các thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật Bản, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn loại thuốc phù hợp cũng như cách sử dụng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp với việc điều trị bệnh trĩ bằng thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật Bản cùng với kế hoạch ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ với chế độ vận động, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể kết hợp với thực hiện xông hậu môn.

Đọc thêm




HỌC NGƯỜI NHẬT CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH TRĨ TÁO BÓN


Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh nan y nhưng sẽ rất khó để điều trị dứt điểm bệnh trĩ nếu không biết cách. Theo người Nhật, muốn điều trị dứt điểm bệnh trĩ, chỉ điều chỉnh chế độ ăn là chưa đủ. 


 Điều trị dứt điểm bệnh trĩ theo cách của người Nhật
Táo bón lâu ngày gây ra bệnh trĩ
Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ là do bị táo bón. Khi phân khô cứng bị vón cục thành các cục to khiến cho người bị rất khó để đi đại tiện. Thậm chí khi đại tiện phải dùng rất nhiều sức rặn, lúc này áp lực mạnh khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn và phình to, dẫn đến hình thành các búi trĩ. Các búi trĩ bị phình to nhưng không sa ra ngoài hậu môn là bị bệnh trĩ nội. Trường hợp các búi trĩ lòi hẳn ra ngoài hậu môn gọi là trĩ ngoại, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Các búi trĩ phát triển càng to thì người bệnh càng cảm thấy đau, ngứa, khó chịu, nhất là những khi cần đi đại tiện.

Việc chữa điều trị dứt điểm bệnh trĩ không đơn giản là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ hay sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng. Rất nhiều bệnh nhân sau khi phẫu thuật lại tái phát do bệnh trĩ là táo bón. Do đó, muốn chữa dứt điểm bệnh trĩ trước hết phải trị được táo bón.

Điều trị dứt điểm bệnh trĩ do táo bón
Nguyên nhân gây ra táo bón là dợ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống nhiều chất béo, chất đạm hoặc bột đường; do uống nhiều rượu bia hoặc làm dụng dùng thuốc kháng sinh trong khi ăn ít các loại rau xanh, trái cây,… Đây là lý do khiến cho lợi khuẩn đường ruột cư trú tại ruột già giúp phân hủy các chất cặn bã để tạo thành phân đào thải ra ngoài bị giảm trầm trọng Lợi khuẩn bị thiếu, phân sẽ khó thành khuôn, phân bị khô cứng, vón thành cục, gây ra táo bón.


Tăng lợi khuẩn bifidobacterium (bifido) điều trị táo bón
Chính vì vậy, muốn chấm dứt táo bón để điều trị dứt điểm bệnh trĩ, người bệnh có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất là phải tăng cường bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Cách điều trị dứt điểm bệnh trĩ của người Nhật
Căn cứ vào việc xác định nguyên nhân ở trên, cách điều trị dứt điểm bệnh trĩ của người Nhật cũng rất đơn giản: Bổ sung lợi khuẩn bifidobacterium (bifido) giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, chữa táo bón. Đây là lợi khuẩn chiếm đến 99,9% số lượng lợi khuẩn có trong đường ruột và cư trú chủ yếu ở đại tràng. Khi được bổ sung vào cơ thể, lợi khuẩn bifido sẽ lên men và làm tăng khả năng phân hủy chất cặn bã cho phân thành khuôn, mịn để dễ dàng đại tiện.

Bạn có thể áp dụng điều trị dứt điểm bệnh trĩ của người Nhật hoặc có thể sử dụng các cách điều trị dứt điểm bệnh trĩ khác tùy theo từng tình trạng bệnh cụ thể. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn một phương pháp phù hợp.



Đọc thêm



ĐÔI LỜI TÂM SỰ VỀ BỆNH TRĨ VÀ LIỀU THUỐC CỦA BÁC SĨ HƯƠNG

Một bạn giấu tên chia sẻ về câu chuyện và kinh nghiệm chữa bệnh trĩ của mình gửi về diễn đàn bệnh trĩ:

Đôi lời với các bạn!

Tôi xin kể câu chuyện của tôi để mọi người rút kinh nghiệm và cũng đôi điều về liều thuốc của Bác sĩ Hương.
Liều thuốc của bác sĩ hương điều trị bệnh trĩ
Tâm sự về bệnh trĩ và liều thuốc của bác sĩ Hương

Tôi một thằng đàn ông khỏe mạnh, thích thể thao, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị trĩ (hehe thường xuyên cười khẩy những người bị trĩ và nghĩ họ là những người lười thể dục thể thao hoặc quá ham uống rượu).

Như đã nói, tôi là người hay chơi thể thao, ngoài ra tôi có luyện tập Khí công trong 2,5 năm nay (món khí công này có 1 tác dụng là tôi rất ít khi bọ táo bón, đi ngoài đều đặn mỗi ngày); vì vậy chưa bao giờ tôi nghĩ mình có thể bị cái thứ bệnh khỉ gió này.

Đó là sau 2 ngày có 2 đám cưới liên tục về, và ngày này cũng ngất ngây vì rượu (tôi uống rượu được, nhưng không nghiện rượu nhé), Sáng hôm sau, dậy để đi tắm tôi bỗng thấy vướng ở hậu môn bỗng nhiên sờ thấy 1 cục bằng hạt lạc lòi ra ngay cạnh hậu môn. Tôi nghĩ ngay đến trĩ (không chắc lắm) và cái giảm đâu và khó chịu bắt đầu xuất hiện. Lập tức ngày hôm sau mình lê mạng và thử đến khám một phòng khám trĩ (..ko tiện nói tên) trên đường Nguyễn Lương Bằng. Khá bất ngời BS người Trung Quốc (mình hơi dị ứng với mấy ông BS kiểu này- vì tai tiếng hơi nhiều), những ai khám trĩ rồi chắc biết: đau, thốn thôi rồi...ông BS này bảo mình bị trĩ cấp độ 2-3, trĩ hỗn hợp và cho 1 liều thuốc và máy xung gì đó vào hậu môn (mất khoảng 1 tiếng) và ra đi 1 củ. Nhưng không thành vấn đề nếu đỡ (nhưng mình chẳng thấy khá hơn), sau đó cha BS này nói mai chuẩn bị mười mấy củ qua đây tiểu phẫu là hết ngay. Đến đây thôi nhé, da thịt tôi mà ông bảo sẻo đơn giản thế à, anh không dại.

Về đến nhà thì vẫn đang sốc, lên mạng tìm hiểu thêm... rất nhiều... và tìm được trang Web của bạn Đăng Khoa này. Lúc này cũng có vài địa chỉ rồi, nhưng đọc comment một số bạn đã từng điều trị bác sĩ Hương nên chọn đại địa chỉ này để chuột bạch trước.

Đến đây BS Hương cho liều thuốc 1 tháng và 1 tháng thuốc ngâm. Uống vào khoảng 10 ngày cảm thấy chỉ mới đỡ đau và đỡ rát ở hậu môn (hơi nản), đợt đấy lại bắt đầu đợt lạnh lịch sử nên không thèm ngâm nữa, u thôi; định gọi cho BS Hương hỏi thế nào thì có 1 cô (nghe giọng có vẻ có tuổi) bảo là trợ lý BS Hương và hỏi thăm mình và động viên u thuốc nam nên từ từ mới có hiệu quả. Thôi kệ cũng lỡ mua thuốc rồi, uống cho hết. Xong liều, hạt lạc như lúc đầu nói vẫn không giảm đi mấy, nản toàn tập. Khoảng 5 ngày sau khi uống hết thuốc thì bắt đàu cảm thấy viên lạc đang biến chuyển bé dần, đến thời điểm bây h tức là sau 20 ngày hết thuốc thì nó đã bằng hạt gạo, và sờ rất kỹ mới thấy nó.

Cũng nói cho các bạn biết luôn từ ngày khám bác sĩ Hương, BS nói đi ngoài xong không dùng giấy nữa, dùng nước rửa thôi. Lúc đầu mình cũng nghĩ kinh bỏ m , nhưng thôi cũng đúng, nó mà rách toác ra đấy thì chắc là máu cứ gọi là li-vơ-phun. từ hôm đấy rửa bằng nước và tay thường xuyên phải sờ vào để rửa và kiểm tra nên luôn xem xét a bạn trĩ thế nào rồi.

Có lẽ đến thời điểm này cũng rút ra vài kinh nghiệm cho bản thân và cho các bạn tham khảo:
1. Đừng uống rượu nhiều, vì bản thân mỗi người đểu có mầm mống sẵn trĩ chỉ đợi ngòi châm là nó nổ thôi.
2. Hãy tôn trọng hu môn mình như yêu quý cái mồm mình ấy. Cái mồm thì được ăn u những đồ ngon, còn a hậu môn thì phải thải cái cặn bã. Nhưng cái lỗ dưới mà nổi loạn thì cái lỗ trên ăn cũng chẳng còn ngon đâu. Hãy thường xuyên sờ nắn kiểm tra e ấy.
3. BS Hương bảo mình kiêng đá bóng và GYM trong quá trình điều trị và sau này (để tránh tái phát). Và mình đã kiếng được 1 tuần sau khi u thuốc, sau đó thì ko chịu được nữa nên thôi kễ cứ đi đá bóng với GYM. Các bạn hãy lắng nghe cơ thể bạn xem có thể thực hiện tiếp những niểm đam mê mình thích hay không, hãy từ từ thử từ nhẹ rồi tăng dần lên.
4. Đừng phẫu thuật vỗi vàng nếu chưa tham khảo kỹ và chưa thử dùng thuốc nam bắc, tây nào đó.
5. Đừng tin mấy a BS Tầu (tại VN-xin lỗi các BS TQ chân chính, nhưng tôi lỡ mặc cảm do nhiều vụ rồi).
Chân thành chia sẽ đến các bẹn đồng TRĨ!
Trĩ viên giấu tên

XIN Ý KIẾN ANH CHỊ EM VỀ PHÒNG KHÁM 16 8 HÀ NỘI

Gửi anh chị em!

Cách đây khoảng 1 tuần tôi phát hiện thấy mình bị bệnh trĩ lên BV quân y 110 (Bắc Ninh) khám thì kết quả là trĩ hỗn hợp (có vẻ trĩ ngoại nhiều hơn vì có cục thịt bên ngoài đau lắm 1 bác sĩ thì kê đơn thuốc về uống nếu ko đở thì quay lại cắt , hỏi thêm bác sĩ nữa thì bảo nên cắt luôn (ko biết đâu mà lần) về lọ mọ tìm hiểu trên mạng có phóng khám 16 8 Hà Nội thấy có vẻ uy tín với thông tin cắt trĩ bằng phương pháp HCPT (bảo hiện đại nhất?) không đau, ko mất máu, nhanh bình phục và triệt để ko tái phát...

Phong kham 16 8 HN

Alo Bác sĩ tư vấn làm kinh phí hết 2-8 triệu, và đc về ngay... nhưng khi đến làm Bs người Trung Quốc làm tiểu phẫu hết khoảng 8.5tr - ok ko vấn đề.
Nhưng khi truyền dịch xong bs bảo phải ở lại theo dõi 3 ngày kinh phí mỗi ngày 1 triệu. Mình xin về và chủ nhât (6/9 /2015) đến khám lại thì lại thì phải thanh toán 1.7 triệu ...(????) - bao gồm kiểm tra lại, đặt thuốc, sử dụng viba hậu môn, tryền dịch (3 chai thuốc).

Từ việc không đồng nhất trong tính phí (tư vấn - tiểu phẫu -sau tiểu phẫu) nếu chuẩn luôn ngay từ đầu thì không nói nhưng cứ từng đoạn lại nói khác nhau từ đó mình cảm thấy hơi mất uy tín về tài chính ko rõ ràng ... từ đó mình thấy nghi ngờ chất lượng tiểu phẩu có như họ nói ko??

Xin hỏi anh chị em đã có ai ra đó điều trị chưa? Và có tình trạng như mình không? Mình có cần phải ra thêm 2 hôm nữa hay chỉ cần mua thuốc ở nhà uống là được.. mình ở xa Hà Nội.

Phương pháp HCTP họ có động dao kéo không các anh chị em? Cái này có thực sự hiểu quả triệt để không?

PS: Mình khuyên anh chị em không nên nóng vội đi tiểu phẫu trĩ (như mình) vì làm xong về nhà bố vợ mình bảo ko nói ông có biết thầy thuốc nam trị bệnh khỏi tận gốc ...(hơi tiếc) nên anh chị em nên nghiên cứu kỹ trc khi đi làm tiểu phẫu (sợ di chứng về sau).
Vu Hoang (phancuong14*@gmail.com )

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

Sau bài viết “Hành trình chữa trị bệnh trĩ” của Khoa đăng tải, có rất nhiều bạn gửi thư cảm ơn Khoa, hỏi Khoa cách điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả, hỏi chế độ ăn và sinh hoạt sau khi chữa khỏi… nhiều bạn đóng góp xây dựng diễn đàn bằng việc chia sẻ cả những kinh nghiệm của các bạn trong việc chữa trị bệnh trĩ này.

Với mục đích giúp những người đang bị bệnh trĩ không phải hoang mang và có cách điều trị đúng bệnh, Khoa viết thêm bài “Hướng dẫn cách điều trị bệnh trĩ” này. Bài viết được đúc rút từ kinh nghiệm chữa trị bệnh trĩ của bản thân Khoa, từ những kiến thức về bệnh trĩ mà Khoa đã tìm hiểu và tổng hợp trên mạng, từ những lời dạy bảo của các bác sĩ điều trị bệnh trĩ cho Khoa, và cả những kinh nghiệm của các bạn độc giả chia sẻ về bệnh trĩ, về quá trình chữa bệnh với Khoa thông qua diễn đàn này.

Nội dung bài viết:
  • Biểu hiện của bệnh trĩ?
  • Nguyên nhân của bệnh trĩ?
  • Cách điều trị bệnh trĩ?
  • Kinh nghiệm điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ?
  • Thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất?

Điều trị bệnh trĩ
Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả?

Biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ

Thường xuyên bị táo bón kéo dài. Đi cầu khó, phải rặn, có người mấy ngày mới đi cầu (đại tiện) 1 lần. Cái này cũng là dấu hiệu ban đầu gây ra trĩ, và cần điều trị táo bón ngay. Táo bón thường gặp ở bệnh nhân trĩ, nhưng vẫn có một số ít người không bị táo bón nhưng vẫn bị bệnh trĩ.

  • Đại tiện ra máu: Khi đi đại tiện có thấy vệt máu dính ở phân, ở giấy lau, máu nhỏ giọt xuống bồn cầu hoặc chảy thành tia.
  • Đại tiện đau rát: sau khi đi xong thấy rát hậu môn, khó chịu, đau tức xung quanh hậu môn. Nếu sau khi đi ngoài xong nhiều giờ mà vẫn bị đau rát nhiều là có thể đang bị nứt kẽ hậu môn (thường bị do một đợt táo bón nặng gây nên). Cái này cần điều trị ngay vì nứt kẽ hậu môn gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, nhiều người đứng ngồi không yên vì bệnh này.
  • Sa búi trĩ: lúc đi cầu cảm thấy có mẩu thịt thừa thập thò ở hậu môn có thể tự thu vào trong hậu môn sau khi đi cầu, hoặc phải dùng tay đẩy búi trĩ (mẩu thịt thừa) vào.
  • Ngứa và rỉ nước hậu môn: bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa hậu môn và hậu môn luôn ẩm ướt.
  • Một số trường hợp khác có thể bị viêm đại tràng, sau đó bị chảy máu khi đi đại tiện và sa búi trĩ. Thường thì bệnh viêm đại tràng hay gây ra trĩ do việc đại tiện nhiều lần trong ngày và phải rặn nhiều là cho tĩnh mạch hậu môn bị phình ra và tạo thành búi trĩ.
Bệnh trĩ được chia ra làm 2 loại chính: trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội: các búi trĩ được hình thành trong ống hậu môn và khi phình lớn sẽ sa ra ngoài. Trĩ nội được phân chia làm 4 cấp độ:
  • Trĩ nội độ 1: Các búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, thường chỉ có biểu hiện đau rát và ra máu.
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ thập thò ở hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co vào trong ống hậu môn.
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài sau khi đại tiện và không tự co vào trong ống hậu môn mà phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào trong được.
  • Trĩ nội độ 4: Bũi trĩ sa ra ngoài hậu môn và thường trực ở bên ngoài, dùng tay đẩy nhưng không vào được hoặc vào sau đó lại sa ra ngay.
Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành ở phía ngoài hậu môn (ngay rìa hậu môn). Khác với trĩ nội là hình thành trong ống hậu môn rồi mới sa ra ngoài.

Sự hiện diện của cả trĩ nội và trĩ ngoại ở 1 bệnh nhân được gọi là trĩ hỗn hợp.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân gây nên, do ăn uống sinh hoạt, do tính chất công việc, do các bệnh mãn tính trong người và do cả yếu tố gia đình:
  • Táo bón là nguyên nhân điển hình gây nên bệnh trĩ. Do việc đi đại tiện phải rặn nhiều làm thành tĩnh mạch ở hậu môn bị phình giãn và tạo thành búi trĩ. Chảy máu là hiện tượng tĩnh mạch hậu môn bị phình giãn (thành tĩnh mạch mỏng đi) cọ vào phân rắn (táo bón) làm xước thành mạch gây chảy máu khi đi đại tiện. (đây là nguyên nhân bị trĩ của Khoa)
  • Uống nhiều rượu bia. (cả đây nữa)
  • Ăn nhiều các thức ăn cay nóng, ăn ít chất xơ, rau xanh.
  • Uống ít nước.
  • Tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu. (và cả đây nữa)
  • Lười vận động.
  • Chửa, đẻ (ở phụ nữ).
  • Bị các bệnh mãn tính như viêm đại tràng, trực tràng, kiết lỵ…phải đi đại tiện nhiều lần và rặn nhiều.
  • Yếu tố gia đình: gia đình dòng họ có nhiều người bị bệnh trĩ.

Cách điều trị bệnh trĩ

Về điều trị bệnh trĩ, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ. Theo Khoa có thể chia ra làm 3 nhóm lớn là: điều trị bằng các thực phẩm chức năng, điều trị bệnh trĩ bằng Tây y và điều trị bệnh trĩ bằng Đông y.

Điều trị bằng thực phẩm chức năng


Thông thường thì người bệnh hay tự tìm đến các sản phẩm “thuốc” này đầu tiên. Bởi vì các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiện nay được quảng bá rất rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh, báo chí, mạng…) như Safinar, An Trĩ Vương, Tottri, Thăng Trĩ Nam Dược… Do bệnh ở vùng kín và do tâm lý e ngại không đi khám chữa bệnh mà mọi người thường nghe quảng cáo và ra các hiệu thuốc tự tìm mua thuốc về uống.

Tác dụng chính của các thực phẩm chức năng này là nhuận tràng, chóng táo bón, cầm máu. Chứ tác dụng làm co búi trĩ thì rất thấp hoặc không có. Đó là kinh nghiệm của Khoa sau khi dùng một số thực phẩm chức năng đó. Theo Khoa thì các thực phẩm chức năng này thích hợp cho những người chưa bị sa búi trĩ và hay bị táo bón có thể dùng để hỗ trợ điều trị được.

Điều trị bệnh trĩ bằng Tây y


Điều trị bệnh trĩ bằng Tây y được chia là 3 nhóm: điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật cắt trĩ.

a. Điều trị nội khoa: các thuốc tây chữa bệnh trĩ được sử dụng để điều trị là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt (như: daflon, proctolog…). Tác dụng chính của các thuốc này là trợ tĩnh mạch, kháng viêm, giảm phù nề, chống nhiễm trùng, giảm đau. Được chỉ định dùng cho các đợt trĩ cấp, không sử dụng lâu dài để chữa trị. Và thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng chữa tận gốc bệnh.

b. Điều trị bằng thủ thuật: như chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại...

c. Phẫu thuật cắt trĩ: bao gồm các phương pháp: cắt khoanh niêm mạc, cắt từng búi trĩ, phương pháp Longo, khâu treo trĩ bằng tay, cắt trĩ bằng laser...

Ưu điểm của Tây y: có thể điều trị được mọi dạng và mọi cấp độ trĩ, thời gian bình phục trên dưới 1 tháng.

Nhược điểm của Tây y: là điều trị triệu chứng hay điều trị phần ngọn, chưa điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh nên tỷ lệ tái phát rất cao, chi phí cao, bệnh nhân bị đau, mất máu... Việc điều trị phụ thuộc rất lớn vào chuyên môn và tay nghề của bác sĩ. Một số biến chứng thường gặp: hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ, nhiễu trùng, apxe hậu môn…

Kinh nghiệm xương máu của Khoa (vì thiếu hiểu biết), Khoa đã phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo, rất đau và tốn kém, may mà chưa bị biến chứng. Nhưng cũng chỉ được 6 tháng thì bị tái phát bệnh trĩ.

Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y

Trước khi Tây y ra đời với các máy móc và trang thiết bị hiện đại thì việc khám chữa bệnh vẫn chủ yếu sử dụng Đông y (dùng các bài thuốc nam, thuốc bắc). Bệnh trĩ có từ hàng ngàn năm trước, việc điều trị bệnh trĩ bằng Đông y đã được áp dụng từ xa xưa và hiện nay vẫn là phương pháp được ưa chuộng hơn. Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột… hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi… như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ…

Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y có ưu điểm là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài, không có biến chứng, ít đau… Tuy nhiên nhược điểm là thời gian điều trị thường dài.

Kinh nghiệm của bản thân Khoa:

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ bằng Longo bị tái phát (trĩ nội độ 2), Khoa tình cờ biết đến bác sĩ Hương chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam ở Hà Nội. Khoa đã chữa khỏi bệnh trĩ sau 1,5 tháng điều trị bằng thuốc nam của bác sĩ Hương này. Thời gian đầu điều trị chuyển biến rất chậm, nhưng càng về sau chuyển biến càng nhanh hơn. Khoa đã khỏi từ đó đến giờ chưa bị tái phát.

Ở đây Khoa nhấm mạnh rằng, mọi người nên điều trị bệnh trĩ bằng thuốc nam. Và tìm địa chỉ nào có uy tín để chữa, không nhất thiết phải điều trị ở chỗ bác sĩ Hương. Một số phản hồi Khoa nhận được: hầu hết mọi người đều chữa khỏi bằng thuốc của bác sĩ Hương này, cũng có một số ít người phản hồi bệnh có giảm nhưng chưa khỏi, cũng có người phản hồi thời gian điều trị lâu (~4 tháng). Không biết các bạn đó có kiêng cữ trong thời gian điều trị không hoặc có làm đúng hướng dẫn của bác sĩ không?

Một số chia sẻ khác của các bạn gửi về cho Khoa:

Sử dụng các thực phẩm chức năng An trĩ vương, An trĩ nano, Safinar, Tottri, … chỉ có tác dụng tạm thời chống táo bón, không làm co được búi trĩ, tác dụng điều trị bệnh rất thấp.

Khi đi khám ở bệnh viện, các bác sĩ hay kê thuốc uống daflon, thuốc đặt proctolog, cái này cũng là giải pháp tạm thời để giảm đau, kháng viêm, không phải điều trị được khỏi.

Không nên phẫu thuật vì không giải quyết được triệt để bệnh, sau điều trị dễ bị tái lại.

Nếu bị táo bón nhẹ, có thể dùng thử nước diếp cá uống, hoặc các các loại nước mát khác. Nếu khỏi thì duy trì dùng hàng ngày để tránh bị trĩ.

Khi bị ra máu, hoặc bị cấp độ 2, 3 rồi nên cắt thuốc nam uống. Thuốc nam điều trị hiệu quả táo bón, làm búi trĩ co lên, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên lưu ý là dùng thuốc nam không được nóng ruột, thuốc bao giờ cũng tác dụng chậm hơn thuốc tây.

Ăn nhiều rau quả mát như rau lang, rau đay, mồng tơi, thanh long, đu đủ, ổi bỏ vỏ, khoai lang, chuối, …

Không tập aerobic, đá bóng, tập thể hình, cầu lông, … các môn thể thao vận động mạnh. Chỉ nên đi bộ hàng ngày từ 30ph- 1 tiếng.

Khi làm việc nên đi lại thường xuyên, không ngồi nhiều.

Tâm lý thoải mái, không lo lắng quá.

Sau điều trị - Phòng ngừa bệnh trĩ tái phát

Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói của các cụ ngày xưa. Với quan điểm này, từ khi chữa khỏi được bệnh trĩ Khoa luôn duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt một cách khoa học để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát cũng như các bệnh khác như sau:

  • Sáng ngủ dậy, sau khi đánh răng rửa mặt, uống môt cốc nước hơi ấm khoảng 200ml, sau đó đi vệ sinh. Mỗi sáng phải đi vệ sinh 1 lần. Buổi sáng tập đi bộ 45 phút.
  • Lúc làm việc thì thi thoảng đi bộ, vận động cơ thể, uống nhiều nước.
  • Hạn chế đồ cay nóng, rượu bia, không uống cà phê (mặc dù là món yêu thích của Khoa).
  • Hàng ngày uống trà mát, có thể vì thế mà hiếm khi bị táo bón. Nếu có bị táo bón cũng không được rặn mạnh, để tránh bị nứt kẽ hậu môn gây viêm nhiễm. Không đi được ngay thì để lúc khác buồn lại đi tiếp.
  • Tập thể dục ngoài trời giúp cho tinh thần sảng khoái, tránh stress trong công việc. Tinh thần cũng rất quan trọng trong phòng và chữa bệnh.
  • Ăn nhiều rau và hoa quả mát, không ăn nhiều đạm quá. Cái này để phòng luôn các bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, gout.
  • Uống nhiều nước ~ 2 lít/ ngày.

Từ khi bị bệnh trĩ, Khoa rất sợ bị bệnh tật nên lúc nào cũng ăn uống sinh hoạt điều độ để phòng bệnh.

Đây là bài viết của Khoa dựa trên những kiến thức về bệnh trĩ Khoa tìm hiểu, tổng hợp và kinh nghiệm thực tế chữa trị bệnh trĩ của Khoa và cả kinh nghiệm của mọi người chia sẻ trên diễn đàn này.

Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt!
Đăng Khoa

Bài viết tiếp dưới đây là bài chia sẻ về hành trình chữa trị bệnh trĩ của Đăng Khoa:

>> HÀNH TRÌNH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ

HÀNH TRÌNH CHỮA KHỎI BỆNH TRĨ

Ai từng bị bệnh trĩ chắc hẳn đều thử điều trị theo cách này cách kia. Có người điều trị bệnh trĩ khỏi ngay, có người đã thử rất nhiều phương pháp mà vẫn chưa khỏi, có người khỏi rồi nhưng lại bị tái phát trĩ sau một thời gian. Vậy nguyên nhân do đâu? Làm thế nào chữa khỏi được bệnh trĩ triệt để ngay để không phải lãng phí tiền của?

Dưới đây là hành trình chữa trị bệnh trĩ của Khoa, hành trình đi tìm phương pháp chữa trị bệnh trĩ hiệu quả nhất. Khoa chia sẻ lại kinh nghiệm điều trị bệnh trĩ của mình cho các bạn cùng cảnh ngộ với mình trước đây.

HÀNH TRÌNH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ
Hành trình chữa trị bệnh trĩ
Biểu hiện ban đầu của tôi là đi đại tiện rất đau rát và thỉnh thoảng có thấy dính máu ở phân. Trước đó một thời gian dài tôi bị táo bón. Thời gian đó tôi hay phải đi tiếp khách, uống nhiều rượu bia nên nghĩ rằng chắc do mình bị nóng trong nên không nghĩ là mình bị bệnh trĩ mà lúc đó tôi cũng không biết bệnh trĩ là gì. Công việc của tôi lúc đó cũng bận nên cũng không đi khám.

Một thời gian sau, tôi thấy có biểu hiện lạ. Đi đại tiện thường xuyên bị chảy máu nhiều hơn và có cảm giác có 1 mẩu thịt thập thò ở hậu môn. Lên mạng tìm hiểu thì biết được mình có những biểu hiện của bệnh trĩ. Cũng hơi sốc khi biết mình mắc bệnh trĩ. Vì ngại đi khám nên tôi lên mạng tìm thuốc điều trĩ bệnh trĩ thấy có 2 loại quảng cáo nhiều là thuốc An Trĩ Vương (150K 1 hộp 30 viên) và thuốc SAFINAR (120K 1 hộp 30 viên).

Thuoc safinar
Thuốc Safinar chữa bệnh trĩ
Tôi ra hiệu thuốc tìm mua thuốc Safinar vì giá rẻ hơn. Được tư vấn dùng thuốc này 1-2 tháng là có thể chữa khỏi được bệnh trĩ. Tôi lấy liền 10 hộp uống trong 1 tháng hết 1,2 triệu cũng hơi xót. Nhưng uống hết 10 hộp này tôi vẫn không thấy bệnh trĩ của mình đỡ hơn. Tôi mua thêm 10 hộp nữa về uống. Uống hết 2 tháng thuốc Safinar mà chưa chữa khỏi bệnh trĩ được :(

Thuoc An tri vuong
Thuốc An Trĩ Vương chữa bệnh trĩ
Sau khi uống hết 20 hộp thuốc SAFINAR bệnh trĩ của tôi không mấy thuyên giảm, tôi quyết định chuyển sang dùng thuốc An Trĩ Vương. Tôi lại ra hiệu thuốc mua thuốc An Trĩ Vương về uống thì lại được tư vấn cần phải dùng thuốc liên tục trong 1-2 tháng thì mới chữa khỏi bệnh trĩ hoàn toàn được. Tôi lại lấy 10 hộp An Trĩ Vương về uống. Kết quả uống hết 10 hộp nhưng bệnh trĩ vẫn thế. Tôi thật sự chán nản, thất vọng và không muốn chữa nữa.


Phẫu thuật cắt trĩ

Mấy tháng sau, bệnh trĩ của tôi trở nên nặng hơn. Tôi bị ngứa rát, đau tức vùng hậu môn, đi lại và ngồi rất khó chịu rất ảnh hưởng đến sinh hoạt. Không thể chịu đựng được nữa tôi quyết định đi khám và điều trị tại bệnh viện 108. Sau khi khám, bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo. Bác sĩ bảo không đau nhưng sau khi mổ hết thuốc tê tôi cảm thấy thực sự rất đau, cảm giác không thể chịu đựng nổi. Ngày hôm sau bác sĩ bắt phải ăn cháo loãng, nhưng tôi đau quá không ăn được. Mỗi khi ngồi hoặc đi lại hay bị đau co giật từng cơn. Bốn ngày sau tôi được xuất viện, nhưng lúc đó cũng vẫn còn rất đau. Tổng chi phí hết 13 triệu, thật là tốn kém :(. Hai tuần sau tôi mới thấy đỡ đau. Trong suốt 2 tuần đó tôi chỉ ăn mỗi cháo loãng.

Cuộc sống trở dần lại bình thường sau đó. Tâm trạng tôi cũng thỏai mái hơn, không còn phải lo nghĩ về bệnh trĩ nữa v
à nghĩ rằng mình đã chữa khỏi bệnh trĩ. Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu, 6 tháng sau những triệu chứng của bệnh trĩ lại quay trở lại. Đi đại tiện ra máu, đau rát, và búi trĩ sa xuống. Tôi buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, sống khép mình hơn, không giao lưu bạn bè. Và trong đầu tôi luôn ám ảnh bởi bệnh trĩ, chẳng nhẽ mình phải sống chung với bệnh này cả đời sao?

Tôi tìm hiểu sâu hơn về bệnh trĩ, lên mạng tìm những kinh nghiệm chữa khỏi bệnh trĩ của mọi người. Tình cờ tôi đọc được 1 bài trên diễn đàn lamchame có chia sẻ, để chữa khỏi bệnh trĩ cần phải chữa bằng thuốc Đông y thì mới khỏi hoàn toàn bệnh trĩ được. Vì bệnh trĩ đòi hỏi phải chữa từ bên trong, từ nguyên nhân gây nên bệnh. Việc đi cắt trĩ chỉ là chữa phần ngọn, nên chỉ được một thời gian bệnh trĩ sẽ lại tái phát. Lúc đó tôi không thực sự tin là có thể chữa bệnh trĩ khỏi hoàn toàn bằng thuốc Đông y. Nhưng vì tâm lý của những người bệnh "có bệnh phải vái bốn phương" nên tôi thử dùng thử 1 lần xem sao. Tôi nhe nhóm hy vọng có thể chữa khỏi bệnh trĩ, và biết đâu có thể thuốc nam là thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất.

Tôi quyết định chuyển sang dùng thử thuốc Nam. Tôi tìm đến bác sĩ Hương điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Nam ở Hà Nội được bạn đó chia sẻ trong bài viết của mình. Thành phần của thuốc là các loại thảo dược quý (theo lời bác sĩ) bao gồm cả thân rễ và lá. Chỉ việc đun sôi để nguội uống thay nước hàng ngày (1,5-2 lít/ngày), tôi thấy thuốc này cũng dễ uống. Kèm theo đó là một lọ thuốc bôi bằng ngón tay cái (mà theo bác sĩ bảo dùng cho những ai bị sa búi trĩ) và thuốc ngâm hậu môn. Bác sĩ bảo tôi, với những người bị trĩ độ 3 trở xuống thì hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh trĩ bằng thuốc Nam, còn với những người bị quá nặng hay bị biến chứng buộc phải đi phẫu thuật cắt trĩ thì sau khi phẫu thuật cũng nên dùng thuốc Nam để chữa bệnh trĩ triệt để phòng ngừa tái phát về sau.

Tôi bắt đầu dùng thuốc nam chữa trị bệnh trĩ (lúc này biểu hiện  bệnh trĩ của tôi là trĩ nội độ 2), 4 ngày đầu dùng thuốc tôi không thấy chuyển biến gì. Tôi điện lại hỏi bác sĩ, bác sĩ bảo tôi điều trị bằng thuốc nam không nóng vội được vì thuốc tác dụng chậm. Tôi tiếp tục uống, sau 1 tuần thì thấy đi đại tiện dễ dàng hơn, không còn bị táo bón nữa, và cũng ít ra máu hơn, và sau khoảng 20 ngày thì tôi cảm thấy các búi trĩ co lại một chút. Lúc đó tôi vui mừng lắm, việc điều trị bệnh trĩ đã có tiến triển. Tôi kiên trì uống thuốc tiếp. Thật kỳ diệu, chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 2 tháng uống thuốc tôi thấy các búi trĩ co lại hết, đi đại tiện không còn bị đau và tôi cũng khỏi cả táo bón nữa. Bệnh trĩ của tôi được chữa khỏi một cách nhẹ nhàng, không phải chịu đau đớn như phẫu thuật. Mà tính ra chi phí điều trị bằng thuốc nam thấp hơn nhiều so với việc phẫu thuật.

Đến nay đã hơn 2 năm tôi chưa có dấu hiệu bị tái phát bệnh trĩ. Vẫn còn quá sớm để kết luận là bệnh trĩ của tôi đã khỏi hoàn toàn hay chưa? Nhưng với kinh nghiệm của tôi thì tôi tin chắc rằng điều trị bệnh trĩ bằng thuốc nam, thuốc đông y là hiệu quả nhất.

Qua cả hành trình chữa trị bệnh trĩ của mình, tôi nhận ra rằng, mình đã rất lãng phí tiền của, mất nhiều thời gian và đã phải chịu đau về thể xác trong quá trình điều trị, nhưng lại không hiệu quả. Trong khi đó dùng thuốc nam điều trị bệnh trĩ hiệu quả thì mình lại không biết. Giá mà tôi biết được điều này ngay từ khi mới bị bệnh trĩ tốt biết mấy. Đây chính là lý do tôi lập lên diễn đàn này để chia sẻ cho mọi người biết được cách điều trị bệnh trĩ tốt nhất.

Bài viết này tôi muốn chia sẻ đến tất cả mọi người để tìm ra cho mình cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất mà không tốn kém thời gian và tiền bạc cũng như không phải chịu đau về thể xác như khi tôi đi cắt trĩ. Tôi khuyên mọi người nên điều trị ngay khi thấy mình có triệu chứng của bệnh trĩ và nên dùng thuốc Nam để điều trị cho hiệu quả cao và lâu dài.

Mọi người muốn đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng diễn đàn hay có thắc mắc gì xin hãy gửi về hòm thư dangkhoa2612@gmail.com (khi có thời gian tôi sẽ trả lời lại).

Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt!


"Hãy chia sẻ để cuộc sống thêm ý nghĩa"

Đăng Khoa

Thời gian qua, đã có rất nhiều bạn gửi thư cho Khoa hỏi về việc mua thuốc Nam chữa bệnh Trĩ. Để thuận tiện cho Khoa và mọi người, Khoa xin để lại thông tin liên hệ với bác sĩ Hương ở đây: 
Điện thoại: 0942 138 383
Địa chỉ phòng khám của bác sĩ Hương: 116 Nguyễn Đổng Chi, P.Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội. 
(Trước đây Khoa có khám ở nhà riêng của bs Hương ở Đội Nhân, tuy nhiên gần đây nhiều bạn phản hồi BS có mở phòng khám riêng ở địa chỉ trên và ko khám tại nhà nữa. Nên Khoa cập nhật lại địa chỉ để mọi người nắm được nhé)

BỊ HẸP HẬU MÔN SAU PHẪU THUẬT CẮT TRĨ - PHẢI LÀM SAO?

Hep hau mon
Năm ngoái tôi đi phẫu thuật trĩ ở bv Bạch Mai. Tôi bị trĩ độ 3, bs phẫu thuật theo phương pháp Longo. Nhưng từ sau khi phẫu thuật xong tôi đi vệ sinh rất khó khăn, cố rặn ra thì rất đau và khuôn phân nhỏ, tôi không đi đại tiện hàng ngày đều như trước nữa. Đến bác sĩ kiểm tra lại thì nói tôi bị hẹp hậu môn, một biến chứng của phẫu thuật trĩ. Bác sĩ dùng thủ thuật nong hậu môn cho tôi và hướng dẫn tôi cách nong hậu môn bằng tay ở nhà. Tôi làm theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với ăn nhiều chất xơ và uống thuốc nhuận tràng nhưng tình hình cũng không cải thiện được mấy. Tôi đã đến bác sĩ tái khám mấy lần, nhưng bác sĩ chỉ nói cần phải kiên trì. Đã 6 tháng nay, mỗi ngày là 1 cực hình với tôi, mỗi khi ngủ dậy là lại phải làm cái thủ thuật đó, cho tay vào nong hậu môn và để tạo phản xạ cảm giác buồn đi, chứ không có để lâu phân sẽ cứng lại càng khó đi. Giờ ăn uống nghĩ tới việc phải "đi" tôi lại không dám ăn nhiều. Tôi không biết phải làm sao để việc đi đại tiện trở lại bình thường nữa. Tình cờ biết đến diễn đàn thấy rất hữu ích, nên viết đôi dòng tâm sư mong ai có kinh nghiệm trong điều trị hẹp hậu môn này xin hãy chia sẻ cho tôi về hòm thư hientrangph@gmail.com.
Cảm ơn diễn đàn!

BẠN THANH HUYỀN CHIA SẺ

Mình bị bệnh trĩ do táo bón lâu ngày + ngồi nhiều và ăn đồ nóng. Trước đây mình đã điều trị bằng nhiều biện pháp:

- Một ng bạn giới thiệu đến cắt thuốc uống + đắp đầu của ông lang người dân tộc nhưng bệnh chỉ giảm chứ k khỏi hẳn (có thể do mình đi làm ngồi nhiều và k kiêng khem dc)

- Sau đó bệnh tái phát mình đã vào viện Bạch mai để phẫu thuật cắt trĩ. Bác sỹ nói sau 3 ngày có thể đi làm. Nhưng thực tế mình Đau vô cùng mình nằm liệt giường 20 ngày. Bệnh thuyên giảm nhưng thời gian sau lại tái phát

- Mình cũng đã đặt thuốc protolog và uống daflon khi bị chảy máu nhưng chỉ trị dc tại thời điểm đó mà bệnh k khỏi

- Hiện nay mình đang mang thai 7 tháng, bệnh lại tái phát trầm trọng nhưng đến bệnh viện và cắt thuốc tại Khương Lâm mình đều bị thầy thuốc từ chối do đang có thai

- Mình đang uống An trĩ vương + nước diếp cá + râu ngô và điều chỉnh chế độ ăn uống nên bệnh cũng có giảm nhưng chuyển biến rất chậm. Mình phải nghỉ nằm nhà 2 tuần nay do không ngồi và không đi lại dc 

- Mình có hỏi bs Hương do Khoa giới thiệu nhưng Bs bảo k thể điều trị khi có thai mà phải chờ sau khi sinh em bé 1 tháng

Đôi điều xin chia sẻ với các bạn cùng cảnh ngộ.

Cảm ơn bạn Khoa đã lập trang diễn đàn này và chia sẻ nhiều điều bổ ích. Mình cũng hy vọng thời gian tới có thể chữa khỏi bệnh như bạn.

Thanh Huyền chia sẻ (ngothanhhuyen**@yahoo.com)

BẠN TRẦN AN CHIA SẺ KINH NGHIỆM

Mình bị bệnh trĩ ngoại cách đây 2 năm (2011) đi khám bác sĩ bảo phải cắt nhưng mình sợ đau nên xin thuốc uống và nghỉ ở nhà, mình về nhà xay rau diếp cá uống thay nước và uống thuốc thăng long thì khỏi.

Bây giờ do gần tết 2014 ăn nhậu và đi tiếp khách nhiều cộng với thời tiết lạnh nên ho nhiều làm cho mình bị trĩ nội độ 3 rất khổ sở tuy không đi ngoài ra máu nhưng nó sa xuống và sưng lên làm mình đau rát không thêt chịu nỗi sống không bằng chết mình đi khám ở quân y 17 bác sĩ bảo là phải mổ ngay chứ để sẽ rất nguy hiểm, mình lấy lý do là gần tết với lại phí phẩu thuật rất cao 10 triệu mua máy longo chưa tính công và thuốc lại còn viện phí nữa nên thôi. Mình xin thuốc về uống và uống kèm theo rất nhiều rau diếp cá nhưng vẩn không giảm đau.

Sáng hôm sau mình lại đến bệnh viện hòan mỹ và kết quả là bác sĩ nói là phẩu thuật.
Mình gọi điện thoại về nhà cho ba mẹ (Quế sơn ,Quảng Nam) thì ông bà lo lắng nên gọi hỏi rất nhiều người thân đã bị và khỏi thi mọi ngươi chỉ vẽ rất nhiều nhưng có một cách mà chú của mình chỉ là vào lấy thuốc gia truyền chữa bệnh trĩ của người bà con bên mẹ mình, lấy thuốc về sau đó lùi vào tro bếp cho nóng sau đó đắp lên trán.

Kết quả là tối 27/1 mình về quê sau đó đắp ban ngày một gói ban đêm một gói tới hôm nay là 29/1 bệnh của mình đã giảm mình đi lại và don dẹp trong nhà ngoài sân sửa lại điên nước cho gia đình tới tết này sẽ đi chơi được rồi vì mai là giao thừa mà ngày mồng 1 tết phải đi ra đà nẵng để trực rồi. Nhưng tốt nhất là đừng ăn uông đồ nóng nhiều nếu không thì thuốc tiên cũng không chữa được đâu.

Trần An

BẠN TRẦN QUANG CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG TIÊM XƠ

Mình xin trình bầy quá trình chữa trĩ của mình như sau:

Mình bị trĩ nội độ 2 cách đây 10 năm. Khi đó mình điều trị tại Phòng khám của bác sỹ Đỗ Ngọc Tân ở Hưng Yên. Bác sỹ Tân chuyên điều trị trĩ tất cả các độ băng tiêm xơ bũi trĩ tất. Bác sỹ này đươc giới thiệu là có học vị tiến sỹ và có một phòng khám ở Hà Nội, một phòng khám ở Hưng Yên. Trong thời gian tiêm mình vẫn thấy đau hậu môn và ra máu khi đi đại tiện. Sau khi tiêm được 2 mũi (mỗi tuần một mũi) bác sỹ nói ngừng tiêm và nói khỏi rồi. Nhưng mình vẫn thấy có dị vật ở hậu môn (sờ thấy). một thời gian sau dị vật co vào và không lòi ra ngoài hậu môn nữa, mình cũng thấy hết đau và không ra máu. mình cứ nghĩ bệnh trĩ của mình đã kết thúc.

Tuy nhiên mình vẫn cảm nhận được có dị vật ở hậu môn. khoản 5 tháng sau thì dị vật trở lên rõ ràng hơn. Từ đó trở đi thỉnh thoảng mình lại bị đi cầu ra máu, rát hậu môn nhưng mình không đi khám nữa và vẫn sinh hoạt bình thường.

Đến đầu năm 2014 mình đi khám lại tại Phòng khám của Bác sỹ Tân thì được chẩn đoán là trĩ độ 3.

Mình đang rất hoang mang và chưa xác định được nên sử dụng phương pháp điều trị nào. mong các bạn tư vấn trân tình giúp.

KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ

Khoa là người đã từng bị bệnh trĩ, đã từng đi cắt trĩ, niềm vui đó chẳng được bao lâu thì chỉ được 6 tháng sau Khoa bị tái phát trở lại. Khi đó Khoa rất tuyệt vọng, chán nản và đã nghĩ chẳng nhẽ cả cuộc đời phải sống chung với bệnh trĩ sao? Thật may mắn Khoa đã tìm cách chữa triệt để bệnh này.

Khoa đã nảy ra ý nghĩ, tại sao mình không tạo một trang web, một diễn đàn để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ? Và diễn đàn này là nơi mọi người có thể cùng học hỏi cùng chia sẻ những kinh nghiệm của mình về bệnh trĩ. Nó giúp cho những ai đang bị bệnh trĩ biết được phương pháp điều trị tốt nhất và hiệu quả nhất để không lãng phí tiền của. Và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.

Dưới đây là những kiến thức và kinh nghiệm của Khoa trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ mọi người đọc trong bài: "Hướng dẫn cách điều trị bệnh trĩ"

>>HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ


Các bạn có kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh trĩ muốn chia sẻ xin gửi về hòm thư của Đăng Khoa dangkhoa2612@gmail.com



GIÁ THUỐC SAFINAR? TIÊU TRĨ SAFINAR CÓ TỐT KHÔNG?

Em bị bệnh trĩ đã bị sa trĩ ra ngoài, xin hỏi có dùng được Thuốc tiêu trĩ Safinar không? Giá thuốc safinar bao nhiêu 1 hộp, thuốc Safinar có tốt và hiệu quả không? Chi phí dùng trong 1 tháng bao nhiêu? (Trà My - TPHCM)

TRẢ LỜI: 

Thuốc SAFINAR giá 150.000 đồng 1 hộp 30 viên (giá này Khoa cập nhật đến ngày 28/5/2015). Mỗi hộp uống được 3 ngày. Vậy uống 1 tháng 10 hộp ~ 1.500.000 đồng.
Theo nhà sản xuất (Công ty CP Dược TW Mediplantex) thì thông thường quá trình điều trị bệnh trĩ cần uống 2-3 tháng thuốc liên tục.



THUỐC SAFINAR
Thuốc Safinar

Thuốc tiêu trĩ SAFINAR



Chỉ định :
Làm co búi trĩ, giảm đau rát, đi ngoài ra máu
Điều trị trĩ nội, trĩ ngoại, mát đại tràng và ngăn ngừa tái phát

Cách dùng : 
Uống mỗi lần 2-3 viên x 3 lần/ngày
Mỗi đợt điều trị nên dùng 1-2 tháng. Trong quá trình điều trị nên uống nhiều nước từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, kiêng ăn các thức ăn sống, lạnh, cay, rượu, bia, cà fê


Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thận trọng: Chưa có thông tin
Tác dụng không mong muốn: Chưa có thông tin. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
Người lái xe hay vận hành máy móc: Dùng được
Tương tác với thuốc khác hoặc các dạng tương tác khác: Chưa có thông tin về tương tác với thuốc khác
Quy cách : Hộp 3 vỉ x 10 viên nang
Số đăng ký: VD-8870-09
Nhà sản xuất: Công ty CP Dược TW Mediplantex

KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN ĐĂNG KHOA

Khoa đã dùng thuốc tiêu trĩ Safinar được 2 tháng, Khoa thấy dùng thuốc này thì đi đại tiện dễ dàng hơn, táo bón giảm, và có đỡ ra máu hơn, nhưng búi trĩ không co được bao nhiêu, mà cứ phải phụ thuộc vào thuốc này, cứ mỗi khi dừng thuốc được một thời gian là lại bị táo bón và đi ngoài ra máu.

Mọi người có thể tham khảo kinh nghiệm chữa khỏi bệnh trĩ của Khoa trong bài viết  "Hành trình chữa trị bệnh trĩ" và "Hướng dẫn cách điều trị bệnh trĩ". Đó là kinh nghiệm của Khoa cũng như kiến thức Khoa tìm hiểu được về bệnh trĩ:
>> HÀNH TRÌNH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ
>> HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

Gửi các thành viên của diễn đàn! Nếu ai có kinh nghiệm trong điều trị bệnh trĩ, thuốc và mẹo chữa bệnh trĩ hay,  xin  hãy chia sẻ cùng mọi người ở mục bình luận phía dưới bài viết!