ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ CẤP NHƯ THẾ NÀO?


Trĩ cấp gây nhiều phiền toái, đau đớn cho người bệnh. Nếu để bệnh kéo dài không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử, mất máu cấp. Vì vậy, việc điều trị bệnh trĩ cấp là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người bệnh.
Hiện nay 2 phương pháp nội khoa và ngoại khoa được dùng để chữa trị bệnh trĩ cấp. Việc hiểu rõ những kiến thức cơ bản về phương pháp cũng như thuốc trị bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh tự tin hơn khi chữa trị.
1.     Điều trị nội khoa


 Thuốc có chứa flavonoid được dùng nhiều trong điều trị bệnh trĩ nội khoa
Điều trị bệnh trĩ cấp có ưu điểm là: dễ tìm mua, có tác dụng bảo vệ tĩnh mạch, tăng tuần hoàn máu, chống viêm nhiễm hậu môn và được ưu tiên hơn phương pháp ngoại khoa. Tuy nhiên, người bệnh càn tuân thủ liệu trình dùng thuốc cũng như các hướng dẫn điều trị khác của bác sĩ chuyên khoa.
Ở giai đoạn trĩ cấp, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh trĩ như đại tiện bị chảy máu hoặc có dịch nhầy, đau rát, ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn người bệnh có thể sử dụng thuốc có chứa flavonoid dạng vi hạt. Flavonoid dạng vi hạt có kích thước nhỏ nên dễ dàng hấp thu hơn, giúp thuốc chữa bệnh trĩ tốt có tác dụng nhanh, mạnh để tăng sức bền thành mạch cũng như kháng viêm. Nhờ đó, người bệnh có thể dứt các triệu chứng của bệnh với lộ trình 7 ngày dùng thuốc gồm: 3 ngày đầu cầm máu, 4 ngày tiếp theo giảm các triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát, khó chịu.
2.     Điều trị ngoại khoa
Thông thường điều trị bệnh trĩ cấp theo phương pháp ngoại khoa chỉ được thực hiện sau khi điều trị bằng phương pháp nội kho với thuốc trị bệnh trĩ không đem lại hiệu quả hoặc bệnh nhân đến khám khi bệnh đã trong giai đoạn nặng, phải can thiệp bằng phương pháp giải phẫu ngay.

 Điều trị bệnh trĩ nặng bằng phương pháp ngoại khoa
Đối với người bị bệnh trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2 thì chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại là những thủ thuật ngoại khoa phổ biến nhất:
·        Thủ thuật chích xơ được thực hiện bằng cách tiêm thuốc điều trị bệnh trĩ làm xơ hóa vùng dưới niêm mạc để giảm lưu lượng máu đến các búi trĩ. Thủ thuật này tuy đơn giản nhưng cần được thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề để đảm bảo không xảy ra các biến chứng không đáng có.
·        Thủ thuật thắt trĩ bằng vòng cao su được áp dụng cho các búi trĩ nhỏ và vừa. Búi trĩ sẽ được cột lại bằng vòng cao su nhỏ và sẽ hoại tử sau 3 – 4 ngày. Phương pháp này cho hiệu quả cao nhưng vị trí cột vẫn có thể bị xuất huyết, nhiễm trùng máu, loét…nên cần được thực hiện ở những cơ sở y tế có uy tín.
·        Quang đông hồng ngoại cũng là thủ thuật dùng sức nóng của tia hồng ngoại để làm mô bị đông lại và tạo sẹo xơ, giảm lưu lượng máu đến các búi trĩ, đồng thời cố định trĩ vào ống hậu môn.
Điều trị bệnh trĩ cấp ở giai đoạn 3,4 và trĩ ngoại có biến chứng, trĩ sa vòng có thể sẽ được chỉ định tiến hành cắt trĩ với 1 trong các phương pháp sau: phẫu thuật Longo, khâu treo trĩ bằng tay, dùng máy siêu âm Doppler để khâu cột động mạch trĩ. Phẫu thuật cắt trĩ là biện pháp cuối cùng khi điều trị bằng thuốc và các thủ thuật không đem lại hiệu quả.
Phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa trong điều trị bệnh trĩ cấp đều có những ưu, nhược điểm riêng và đều cho những kết quả điều trị tùy thuộc vào cấp độ của bệnh. Do vậy dù sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì người bệnh cần lưu ý duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh cho bệnh trở nặng hơn.
Đọc thêm 

CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH TRĨ NHẸ CẦN BIẾT






0 nhận xét:

Đăng nhận xét