Bệnh
trĩ không chỉ gây nhiều khó khăn đến sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến sức
khỏe mà còn có thể gây tử vong cho người bệnh. Có câu “phòng bệnh hơn chữa
bệnh” việc tìm hiểu, bổ sung những kiến thức về trĩ để có cách phòng tránh và
phương thức xử lý kịp thời là điều không bao giờ là thừa. Cùng tìm hiểu bài
viết dưới đây để có những hiểu biết về trĩ và các cấp độ của bệnh trĩ.
1.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh
trĩ là tình trạng căng giãn quá mức các đám rỗi tĩnh mạch ở vùng hậu môn- trực
tràng. Chỉ cần có sự chèn ép, cản trở lâu dài việc lưu thông mạch máu ở đây là
bệnh trĩ có thể xuất hiện. Đau, rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn là
những triệu chứng thường gặp khi mắc phải bệnh trĩ.
Bệnh trĩ là
nỗi sợ hãi của nhiều người
Bệnh trĩ được phân thành: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ
hỗn hợp, chúng có những cấp độ bệnh khác nhau.
2.
Bệnh trĩ được chia thành các cấp độ như sau:
a.
Các cấp độ của bệnh trĩ nội
Trĩ nội được hình thành bên trong hậu môn và trên đường lược do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch hình thành nên các búi trĩ; bệnh trĩ nội không có các dây thần kinh cảm giác. Các cấp độ của bệnh trĩ nội tương ứng với 4 giai đoạn bệnh khác nhau dưới đây:
·
Trĩ
nội cấp độ 1: Đây
là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, vừa mới khởi phát nên chưa gây tổn thương lớn.
Búi trĩ có kích thước nhỏ, đi cầu ra máu nhỏ giọt hoặc có thể phun thành tia. Nên
điều trị ngay từ giai đoạn này để có hiệu quả cao.
·
Trĩ
nội cấp độ 2: Búi
trĩ đã to hơn, sa ra ngoài hậu môn khi đi cầu và tự động thụt vào trong được.
Đồng thời, lượng máu ra trong giai đoạn này có phần ít hơn hoặc nhiều hơn ở cấp
độ 1.
·
Trĩ
nội cấp độ 3: Số
lần búi trĩ bị sa ra ngoài nhiều hơn và không tự động thụt lại vào trong được, người
bệnh cần dùng tay để đẩy vào. Kích thước của búi trĩ sẽ to hơn, có màu đỏ tươi
trong giai đoạn này.
·
Trĩ
nội cấp độ 4: Đây
là giai đoạn cuối của bệnh trĩ nội, kích thước búi trĩ rất to và bị sa ra ngoài
thường xuyên, ngay cả khi dùng tay cũng không đẩy vào được. Bệnh nhân cần được
điều trị ngay lập tức.
Các cấp độ của bệnh trĩ nội
b.
Các cấp độ của bệnh
trĩ ngoại
Bệnh trĩ
ngoại xuất hiện ở bên ngoài hậu môn, người bệnhcó thể sờ và cảm nhận được nên
rất dễ phát hiện và điều trị kịp thời. Trĩ ngoại có rất nhiều dây thần kinh cảm
giác nên thường gây đau đớn, gây vướng víu, khó khăn trong việc di chuyển. Bệnh
trĩ ngoại cũng được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ bệnh:
· Trĩ ngoại cấp độ 1: Búi trĩ lòi ra bên ngoài vùng hậu môn,
có thể sờ và cảm nhận được.
· Trĩ ngoại cấp độ 2: Trĩ lòi ra ngoài vùng hậu môn kèm
theo các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo.
· Trĩ ngoại cấp độ 3: Búi trĩ phát triển to, làm nghẹt,
tắc hậu môn, chảy máu và gây nhiều đau đớn,
· Trĩ ngoại cấp độ 4: Búi trĩ bị viêm nhiễm, lở loét,
sưng đau kèm theo biểu hiện ngứa ngáy, đau rát.
c.
Các cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ
hỗn hợp là sự kết hợp giữa bệnh trĩ nội giai đoạn cuối và bệnh trĩ ngoại. Vì
thế, không thể phân định chính xác các cấp độ của bệnh trĩ
hỗn hợp. Bệnh trĩ hỗn hợp thường có mối liên kết chặt chẽ giữa các búi trĩ với
các triệu chứng như: phần trên có màu đỏ tươi, mềm, phần dưới có màu sậm, khô
ráo.
Bệnh trĩ dù thuộc dạng nào cũng ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe, nếu không kịp thời điều trị nguy cơ dẫn đến ung
thư, đe dọa đến tính mạng là rất cao. Vì vậy, ngay khi có các biểu hiện lạ,
nghi ngờ bệnh trĩ, bạn cần đến thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu
quả khôn lường.
Đọc thêm
- CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NỘI MÀ KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC
- KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ
- 4 LẦN TIÊM THUỐC ĐỂ "VỠ" BÚI TRĨ VÀ SUÝT MẤT MẠNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét