ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG THẢO DƯỢC: TINH HOA Y HỌC CỔ TRUYỀN


Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại thảo dược có tác dụng cầm máu, kháng viêm như hoa hòe, nghệ, cỏ mực… và được coi là một trong những thứ dược liệu quan trọng khi tiến hành điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược.
Chủ quan với bệnh trĩ là coi thường sức khỏe bản thân

Để nói về mức độ phổ biến và nguy hiểm của bệnh trĩ thì dân gian có câu “thập nhân cửu trĩ” (trong 10 người thì có tới 9 người mắc trĩ). Hội Hậu môn Trực tràng cũng đã từng thực hiện một cuộc khảo sát số lượng bệnh nhân bị bệnh trĩ tại miền Bắc và đưa ra con số thống kê đáng kinh ngạc, có đến 55% dân số mắc bệnh trĩ. Cũng theo ghi nhận tại một số bệnh viện chuyên khoa thì số lượng bệnh nhân tiến hành thăm khám cũng như kiểm tra bệnh trĩ ngày một tăng cao.



 Điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược hiệu quả khi xác định nguyên nhân gây bệnh

Theo ý kiến của ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, nguyên nhân khiến cho bệnh trĩ trở thành một trong những căn bệnh phổ biến như vậy do chính nếp sống thiếu khoa học của người bệnh. Trong đó, xuất phát từ phần lớn các thói quen như: ngồi nhiều, ít vận động; lười ăn rau trong khi lại ăn quá nhiều đồ cay nóng, thường xuyên sử dụng rượu bia hay café hoặc trà đặc; căng thẳng thần kinh hoặc cũng có thể do gen di truyền,… Ngoài ra, những người mắc bệnh liên quan đến cơ quan tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm ruột, táo bón lâu ngày hay cũng có thể gặp ở phụ nữ có thai, thậm chí những người bị ho, hắt hơi nhiều… cũng có thể bị sa búi trĩ. Do vậy, ở mọi giới tính, độ tuổi thì khả năng mắc phải căn bệnh khó nói này đều như nhau.

Điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết: “Bệnh trĩ được xác định ở 3 dạng đó là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Đối với mỗi dạng bệnh tương ứng với các triệu chứng và mức độ nguy hiểm lại tiến triển qua các giai đoạn khác nhau. Và ở giai đoạn bệnh nặng nhất là lúc búi trĩ sa ra ngoài kèm theo các cơn đau rát triền miên.”
Mạc dù bệnh trĩ không nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới rất nhiều mặt trong đời sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh để lâu ngày không được chữa trị có thể dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm, đặc biệt là hoại tử, áp xe vùng hậu môn. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bệnh trĩ như khó khăn khi đại tiện, đại tiện ra máu kèm theo các cảm giác đau rát vùng hậu môn thì không nên vì e ngại mà giấu bệnh có thể dẫn đến những biến chứng kể trên. Một số phương pháp chữa bệnh trĩ bằng thuốc hoặc điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược sẽ sớm giúp bạn sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh trĩ dai dẳng này.


 Phòng và điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược

Bệnh trĩ đã có tiền sử ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Từ thời xưa, khi y học hiện đại chưa phát triển, ông cha ta đã dành ra rất nhiều công sức để nghiên cứu các bài thuốc chữa trị bệnh trĩ từ chính các loại thảo dược quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Cũng theo quan niệm của y học cổ truyền, điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược là việc sử dụng các vị thuốc như hoa hòe, nghệ, cỏ mực, huyết giác… vừa có tác dụng thanh nhiệt lại có thể giải độc và trừ thấp, đồng thời giúp hành huyết, chỉ huyết hay thăng đề (co lên) hoặc chỉ thông (giảm đau). Điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược mang lại ý nghã to lớn trong cả khả năng trị và dự phòng bệnh trĩ hiệu quả.
Theo Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, các tác dụng cụ thể của một số loại thảo này đó là: Cỏ mực (cỏ nhọ nồi) giúp thanh nhiệt, lương huyết và cầm máu hiệu quả.Hoa hòe không chỉ có tác dụng thanh nhiệt mà còn là vị thuốc chỉ huyết trong y học cổ truyền. Riêng theo y học hiện đại, hoa hòe có chứa rất nhiều rutin giúp củng cố thành mạch và giảm tính thấm cho mao mạch. Bên cạnh đó, nghệ sẽ giúp hoạt huyết và cầm máu để rồi sinh cơ (tức lên da non), trị chứng đi ngoài ra máu hay viêm loét khi bệnh trĩ trầm trọng rất hiệu quả.

Trước đây, điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược mất khá nhiều thời gian do phải ninh hoặc sắc các vị thuốc. Tuy nhiên, khi các kỹ thuật y học đã phát triển, khả năng tổng tổng hợp tinh chất từ các loại thảo dược dưới dạng viên hoặc bột giúp người bệnh dễ uống mà tiết kiệm thời gian chữa trị hơn.

Đọc thêm



0 nhận xét:

Đăng nhận xét