CÓ THỂ CHỮA BỆNH TRĨ CẤP ĐỘ 2 BẰNG LÁ VÔNG KHÔNG?

Đọc thêm


Chào bác sĩ, tôi 35 tuổi và được chuẩn đoán là bị bệnh trĩ cấp độ 2. Tôi đã đi khám nhiều nơi, thuốc Tây cũng uống, thuốc bôi cũng dùng nhưng chưa thấy hiệu quả. Tôi lên mạng và thấy cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông rất hiệu quả. Nhưng tôi không biết thực hư ra sao. Vậy, bác sĩ có thể cho tôi biết chữa bệnh trĩ bằng lá vông có hiệu quả không và nếu có thì dùng lá vông chữa bệnh trĩ như thế nào? Tôi rất cảm ơn!

Chào bạn, trong dân gian còn lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà khá hiệu quả. Một trong số đó chính là bài thuốc từ lá vông. Cách chữa bệnh trĩ này khá phổ biến, đặc biệt tại các vùng quê Việt Nam.

Đặc tính lá vông chữa bệnh trĩ như thế nào?
Lá vông có tác dụng điều trị bệnh trĩ hiệu quả, đặc biệt là các bệnh nhân bị trĩ giai đoạn đầu

Cây vông còn được gọi là "thích đồng bì", vỏ cây vông được gọi là "hải đồng bì". Lá vông thuộc họ Đậu với tên khoa học là Erythrina variegata lank. Đây là loại cây mọc nhiều ở các vùng quê hoặc được trồng trong những vườn cây thuốc.
Theo Đông y, lá vông hơi chát, tính bình, có vị đắng nhẹ. Tác dụng của lá vông là ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, thường được dùng để an thần, giảm tình trạng huyết áp cao. Ông bà ta đã lợi dụng đặc điểm này để trị chứng mất ngủ, khó ngủ. Không chỉ vậy, lá vông còn có tác dụng tiêu ích, trừ phong thấp và sát trùng.
Trong dân gian, lá vông được sử dụng để trị bệnh trĩ đối với những trường hợp mới mắc bệnh, thường ở cấp độ 1,2. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông đòi hỏi bệnh nhân cần rất kiên trì, có thể vài tuần đến vài tháng bệnh trĩ mới có thể tiến triển.

Cách điều trị bệnh trĩ bằng lá vông sao cho hiệu quả

Có hai cách dùng lá vông để chữa bệnh trĩ, người bệnh có thể căn cứ vào đặc điểm thời gian cũng như chế độ sinh hoạt để lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất.
Cách 1
Bạn đem lá vông hơ lửa cho nóng sau đấy đắp vào hậu môn. Cơ chế của phương pháp chữa bệnh trĩnày là thông qua nhiệt lượng sẽ góp phần làm tăng dược tính của lá vông, có tác dụng co thắt hậu môn đồng thời co búi trĩ lên. Cách sử dụng lá vông này tương đối đơn giản nên được nhiều bệnh nhân áp dụng hơn cả.
Cách 2
Bạn cần chuẩn bị từ 7 – 9 lá vông (nên lựa chọn loại lá bánh tẻ không quá già hoặc quá non) cùng với khoảng 30 – 40 ml dấm.
Đem lá vông rửa sạch, đun sôi để nguội rồi vớt lá ra ngâm với nước muối loãng trong vòng 3 phút. Sau đó, bạn vớt lá vông ra giã thật nhuyễn và trộn với dấm thanh đã được đun sôi sao cho không quá khô hoặc quá lỏng. Bạn dùng hỗn hợp trên để đắp vào búi trĩ và băng gạc lại để không bị bong ra ngoài. Trong quá trình đắp thuốc, bệnh nhân không nên chuyển động, mà nên nằm nghỉ tại chỗ.
Chữa bệnh trĩ bằng lá vông và lá thầu dầu tía
Ngoài hai cách trên, bạn có thể sử dụng kết hợp lá vông là lá thầu dầu tía để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Bạn có thể kết hợp lá vông và lá thầu dầu tía để mang lại hiệu quả tốt nhất

Biện pháp này cũng khá đơn giản, cụ thể như sau:
Cách 1: Bạn đem lá thầu dầu tía và lá vông (dùng cả lá và thân) rửa sạch và đun, dùng nước để ngâm và rửa hậu môn.
Cách 2: Bạn sử dụng lá thầu dầu tía và lá vông theo tỉ lệ 1:1, đem giã nát rồi dùng miếng vải sạch để bọc lại và đem đắp vào hậu môn trong vòng 5 phút là được. Sau đó, bạn sử dụng khăn lau sạch hậu môn. Bạn duy trì thực hiện đều đặn 1 lần/ngày, sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông đã mang lại hiệu quả khá tốt với nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, bài thuốc chữa bệnh trĩ này chỉ mang tác dụng với những bệnh nhân bị trĩ giai đoạn đầu hoặc ở cấp độ nhẹ. Do đó, bạn cần dựa vào tình trạng bệnh của mình để có biện pháp điều trị phù hợp nhất mà không nên tự ý áp dụng các biện pháp này.

Giải đáp thắc mắc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét