Đọc thêm
- ĐI ĐẠI TIỆN RA MÁU CÓ PHẢI LÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TRĨ?
- HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
- NHỮNG DẤU HIỆU BỆNH TRĨ NÀY BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?
Triệu chứng bệnh trĩ ra máu là gì? phải làm như thế nào khi bị bệnh trĩ chảy máu? Cần phải làm gì
để ngăn chặn tình trạng này xảy ra thường xuyên? Nếu để tình trạng này kéo
dài thì sẽ làm cho người bệnh thường xuyên ngất xỉu do mất máu nhiều. Cùng tham
khảo bài viết dưới đây để có phương pháp chữa trị phù hợp bạn nhé.
Trĩ là gì?
Bệnh trĩ là sự
phồng to của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc trực tràng trên (hệ tĩnh mạch trĩ
trên) hoặc trực tràng dưới (hệ tĩnh mạch trĩ dưới) hoặc cả hai gây nên trĩ nội,
trĩ ngoại hay trĩ hỗ hợp.
Bệnh trĩ gây nhiều rắc rối và phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày cho
người bệnh. Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc đi lại, ngồi, nghỉ ngơi, giảm
sự tự tin, đồng thời giảm
ham muốn tình dục và dễ sinh ra
căng thẳng mệt mỏi.
Việc đứng, ngồi gây
không ít khó khăn cho người bị bệnh trĩ
Có thể
phát hiện bệnh trĩ thông qua các triệu chứng
- Triệu
chứng có sớm và thường gặp nhất là bệnh trĩ ra máu. Mới đầu máu chảy
rất kín đáo, tình cờ, phát hiện được chỉ khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi đại
tiện hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính phân. Về sau máu có thể chảy
thành giọt hay thành tia khi đi đại tiện, muộn hơn nữa cứ mỗi khi đi cầu, đi
đứng nhiều thì máu lại chảy. Đôi khi máu chảy ra từ búi trĩ và đông lại trong
lòng trực tràng, sau đó ra nhiều máu cục lúc bệnh nhân đi ngoài.
- Sa
trĩ: Các búi trĩ trong lòng trực tràng to dần lên và khi to quá sẽ sa ra bên ngoài.
Búi trĩ có thể phát hiện khi đi đại tiện, tuy nhiên sẽ tự động thụt lên ngay
sau đó. Về sau búi trĩ phát triển to hơn và không thể co lên ống hậu môn, người
bệnh phải dùng tay để đẩy lên, nặng hơn nữa búi trĩ sa thường trực làm cách nào
cũng không đẩy lên được.
- Các
triệu chứng khác: Búi trĩ có thể không đau, bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy cồm
cộm, vương vướng, nhưng cũng có thể gây đau và thường xảy ra khi có hiện tượng
tắc mạch, nứt hậu môn, sa trĩ nghẹt, hay có ổ
áp xe trong hố ngồi – trực tràng. Khi bị
sa trĩ nặng các dịch nhầy do niêm mạc ống hậu môn tiết ra có thể gây viêm da
làm cho bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn.
Xử lý bệnh trĩ ra máu bằng cách nào?
-
Trong khẩu phẩn ăn tăng
cường nhiều rau xanh, quả tươi, cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể (trung bình 2
lít nước mỗi ngày), hạn chế ăn đồ cay nóng như hạt tiêu, ớt; các chất kích
thích như rượu, bia, thuốc lá… để tránh táo bón và suy mạch.
Tăng cường rau
xanh, quả tươi trong bữa ăn để hạn chế ra máu khi bị trĩ
-
Tăng cường vận động cơ thể
với những bài tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga, một số động tác
hỗ trợ điều trị bệnh trĩ… Không nên đứng, ngồi trong thời gian dài hay bê vác
vật nặng.
-
Hàng ngày, tạo thói quen đi
đại tiện đều đặn vào một khung giờ nhất định, tuyệt đối không nên nhịn đại tiện
vì sẽ làm phân cứng hơn hiện tượng táo bón nặng hơn.
-
Sau khi đi vệ sinh thay vì
dùng giấy lau bạn nên rửa bằng nước ấm, giấy lau có thể khiến búi trĩ bị tổn
thương và gây nhiễm trùng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét