Trong các bệnh
về hậu môn trực tràng thì trĩ là bệnh thường gặp, trong đó dân văn
phòng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Tuy nhiên những hiểu biết về căn bệnh này còn
rất hạn chế, đây cũng là lý do khiến phần đông người mắc bệnh phải đối mặt với
rất nhiều hậu quả liên quan đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để biết mình có bị
trĩ hay không? Hãy cùng tìm hiểu
dấu hiệu bệnh trĩ để biết
và chữa trị sớm và đúng cách căn bệnh khó nói này bạn nhé!
Dấu hiệu bệnh trĩ nhận biết như thế nào
Trước tiên ta cần hiểu bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là bệnh thuộc vùng hậu môn trực tràng. Việc phải chịu
áp lực lớn từ sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch hậu môn trực tràng khiến
máu không lưu thông được trong khoảng thời gian dài sẽ hình thành nên các búi
trĩ.
Việc đứng quá lâu trong một tư thế, rối
loạn nhu động ruột (mót rặn, ỉa chảy, táo bón), bệnh có tính chất gia đình,
bệnh đường sinh dục, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, tiết
niệu, hay những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang
thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.
Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ
Chảy máu và sa búi trĩ là 2 dấu hiệu bệnh trĩ cơ bản và thường gặp nhất.
- Chảy máu: Mới đầu máu chảy rất kín đáo
người bệnh vô tình bỏ qua chỉ khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc
nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào. Nhưng về sau mỗi khi đi vệ sinh
nặng, người bệnh phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia.
Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm, máu lại chảy.
Thậm chí có trường hợp máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải đi cấp cứu. Đôi
khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu
cục.
- Sa trĩ: Đây cũng là triệu chứng rất thường
gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau:
trĩ sa độ 1, 2 thì không gây nhiều phiền hà; nếu trĩ sa độ 3 thì người bệnh rất
khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng; trĩ sa đến độ 4 bệnh nhân
thường xuyên khó chịu. Nếu
không được chữa trị kịp thời, búi trĩ sẽ to dần lên và thường xuyên nằm ngoài hậu
môn.
-
Ngoài 2 dấu hiệu điển hình trên, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như khó
đi cầu, kèm theo đau rát, ngứa hậu môn. Bình thường, trĩ không gây đau nhưng
khi có biến chứng sa trĩ nghẹt hay tắc mạch , nứt hậu môn…. khiến người bệnh
khó chịu, cảm giác ướt và ngứa, cần thiết phải có sự can thiệp của bác sĩ.
Ngoài ra, đối với những người thường
xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh phải chú ý đến các dấu hiệu bệnh trĩ ban đầu để có
biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều
trị càng lâu, càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị phức tạp và dễ tái
phát.
Nhận thấy dấu hiệu bệnh trĩ phải làm sao?
-
Hạn chế đồ ăn cay, nóng, rượu bia, chất kích thích…bổ sung chất
sơ, rau củ quả.
-
Uống
nhiều nước.
-
Hạn chế đi vệ sinh trong thời gian kéo dài, vệ sinh đúng cách
sau khi đi cầu.
-
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Theo chia sẻ của các bác sỹ chuyên khoa: Phần lớn người bệnh tiến
hành điều trị khi bệnh trĩ đã ở mức độ nặng do chủ quan với những dấu hiệu bệnh trĩ hoặc do tâm lý e ngại
đối với căn bệnh khó nói này... Điều này khiến cho khả năng điều trị hiệu quả
mất rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc, một số trường hợp còn rất khó đạt
được kết quả điều trị như mong muốn. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh trĩ, người bệnh có thể
tham khảo một số cách chữa trĩ hiệu quả, chủ động điều trị bệnh kịp thời để
tránh gặp phải những hậu quả khôn lường.
Đọc thêm
- HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
- NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TRĨ BẠN CHƯA BIẾT
- BỆNH NHÂN CẮT TRĨ BỊ TỬ VONG TẠI PHÒNG KHÁM TƯ
Sức khỏe & Gia đình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét