BỆNH TRĨ KHI MANG THAI

Trĩ là một bệnh khá phổ biến ở các bà bầu với tỉ lệ trên 50% thai phụ có bệnh này.

Hiện tượng trĩ khi mang thai

Đây là bệnh gây đau hậu môn. Trĩ được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trực tràng. Nếu từng có cảm giác bị kích thích ở khu vực này, khiến bạn khó chịu hay gây đau, thậm chí là chảy máu thì hẳn là bạn đã bị trĩ.
Trên 50% phụ nữ bị trĩ trong giai đoạn mang thai hay sau sinh. Nếu bạn từng bị trĩ trước khi có thai thì bệnh sẽ quay trở lại nhưng đa phần là xuất hiện lần đầu trong quá trình thai nghén. Bệnh tiến triển bắt đầu từ giai đoạn thứ 2 của thai kỳ.

BỆNH TRĨ KHI MANG THAI
Bệnh trĩ khi mang thai

Tại sao thai phụ dễ bị trĩ?

Có 2 yếu tố: đó là lượng máu tăng và táo bón.
Quá trình mang thai khiến phụ nữ dễ bị trĩ, búi trĩ, chảy máu lợi hơn do tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Điều này khiến các tĩnh mạch dãn nở, đặc biệt là khu vực xương chậu do chịu áp lực từ trọng lượng của túi ối.
Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm tình trạng trĩ thêm trầm trọng.

Có thể phòng tránh?

Có. Mặc dù thai phụ rất dễ bị trĩ nhưng không có nghĩa là không thể phòng ngừa. Hãy luôn quan tâm tới cơ thể mình, đừng đợi cho đến khi cơ thể thúc bách mới “đi cầu”. Hãy đi đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày.
Một trong những cách hiệu quả nhất để phòng bệnh trĩ khi bầu bí là tránh táo bón. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên luyện tập, chỉ đơn giản là đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu cũng rất tốt.
Tập luyện có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường độ dẻo dai cho các múi cơ ở vùng kín, giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng cũng như khả năng “thu gọn lại” sau này.

Điều trị bệnh trĩ khi mang thai như thế nào?

Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khi mang thai và cho con bú rất hiệu quả. Các sản phẩm này rất an toàn cho mẹ và em bé vì thành phần chứa các thảo dược thiên nhiên được dùng từ ngàn xưa như diếp cá, đương qui, nghệ,…
Ngoài ra, cần chú ý:
-    Hãy tắm nước ấm. Điều này sẽ giúp giảm các kích thích và đau đớn.
-    Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi cầu.
-   Sau sinh, dùng chậu riêng để vệ sinh hậu môn. Rửa sạch và lau khô hậu môn bằng giấy mềm, dùng các loại giấy trắng sẽ ít bị kích thích hơn các loại giấy màu.
Một số phụ nữ cảm thấy dễ chịu với 1 viên đá lạnh nhỏ, trong khi những người khác lại cần nước ấm. Vậy hãy tắm nước ấm và chườm đá lạnh để có hiệu quả tốt nhất.
-     Tránh đứng ngồi lâu, ngủ nên nằm nghiêng, không nằm ngửa lưng.
Nếu cảm thấy đau không chịu nổi thì hãy ngồi lên một cái ghế hơi có hình dáng của một cái phao. Tuy nhiên, không nên dùng loại ghế này nhiều vì nó có thể ảnh hưởng tới sự tuần hoàn máu ở khu vực này.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Nếu mọi nỗ lực kể trên đều không giúp gì được hoặc tình trạng chảy máu tiếp tục thì cần đến bác sĩ ngay.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ làm một tiểu phẫu cắt bỏ búi trĩ, tất nhiêu là sau khi bạn đã sinh bé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét