BỆNH TRĨ NỘI VÀ CÁCH CHỮA

Bệnh trĩ  là một biểu hiện bệnh lý có liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn lớn quá mức thì sinh ra trĩ.

Một số người bị viêm đại tràng mãn, táo bón kinh niên, lao động nặng, ngồi, đứng lâu, bị u ở vùng trực tràng, có thai, xơ gan cổ trướng, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng… có thể thấy bệnh trĩ kèm theo.
Bệnh trĩ được phân ra thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại.
Trên một bệnh nhân có thể cùng một lúc bị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Đó là trĩ hỗn hợp
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi giới thiệu về bệnh trĩ nội

BỆNH TRĨ NỘI VÀ CÁCH CHỮA
BỆNH TRĨ NỘI VÀ CÁCH CHỮA
Đặc điểm của trĩ nội
- Xuất phát ở bên trên đường lược
- Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn
- Không có thần kinh cảm giác.
- Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
Trĩ nội được chia làm 4 thời kỳ
1- Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.
2- Khi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài, sau đó trĩ lại tự co lên được.
3- Khi đại tiện, trĩ lòi ra nhưng không tự co lên được, lấy tay ấn, đẩy mới vào.
4- Trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn ngoèo.
Tuỳ theo diễn tiến, được phân thành bốn độ
Độ 1: Búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, khó nhận biết, ngay cả khi thăm khám bằng tay. Chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều. Khó tự tụt vào, phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.
Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.
Cách chữa bệnh trĩ
Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ tùy thuộc vào biểu hiện và tình trạng bệnh  như : chữa trị bằng những bài thuốc y học dân gian hoặc các loại thuốc tân dược, các thủ thuật và phẫu thuật dựa trên những kiến thức y học được nghiên cứu.
Để điều trị trĩ nội từ độ 3 trở xuống thì có thể điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn nếu bệnh có kèm theo viêm nhiễm. Sau đó các chuyên gia khuyên bệnh nhân dùng thuốc có nguồn gôc tháo dược để điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.  Trong Đông y có bài thuốc với thành phần diếp cá, đương quy, Rutin, curcumin, magie carbonat có thể chữa trị tận gốc bệnh trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại mà không cần phẫu thuật hoặc dùng để ổn định hệ tĩnh mạch trĩ sau phẫu thuật nhằm phục hồi chức năng hậu môn và phòng tránh tái phát.
Các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 3 có búi trĩ to, trĩ nội độ 4 và một số trường hợp khác.
Ngoài điều trị bằng thuốc hay thủ thuật bạn nên chú ý đến việc ăn uống cũng như lối sống. Nên ăn thức ăn đầy đủ chất xơ, trái cây để đại tiện dễ dàng, tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị cay nóng như ớt hay hạt tiêu, các thức uống có cồn như bia, rượu. Cần có cuộc sống điều độ, tránh căng thẳng và tránh các môn thể thao nặng như tập tạ, tennis..
Bệnh trĩ tuy ít gây tử vong nhưng nếu không biết quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, có thể gây nhiều biến chứng, hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.


Bài viết liên quan

HÀNH TRÌNH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ

CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ BỆNH TRĨ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét