Bệnh trĩ thường gặp ở những người bị táo bón kinh niên, viêm đại tràng mãn tính, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng, mắc hội chứng lỵ, có u ở vùng trực tràng, những người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu, phải lao động nặng hoặc phụ nữ có thai …
Thông thường, bệnh trĩ được chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Cách chia như vậy là dựa trên vị trí của các tĩnh mạch trĩ bị giãn so với mép hậu môn, chứ không phải chỉ mức độ nặng hay nhẹ như nhiều bệnh nhân lầm tưởng. Chỉ riêng trĩ nội, người ta mới chia theo mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng là Trĩ nội độ 1; 2; 3 và 4.
Chảy máu và sa búi trĩ là 2 triệu chứng chính của bệnh trĩ.
Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ. Về sau mỗi khi đi cầu thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn nữa bệnh nhân chảy máu khi đi lại nhiều hay ngồi xổm. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
Sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi lần đại tiện thấy có khối nhỏ (búi trĩ) lồi ra ở hậu môn và tự tụt vào được. Càng về sau búi trĩ càng lớn dần và không tự tụt vào được mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng búi trĩ đó thường xuyên nằm ở ngoài hậu môn.
Ngoài hai triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh hậu môn. Thông thường, trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn, dịch tiết làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Theo đông y, bệnh trĩ phát sinh do dinh dưỡng không đầy đủ hoặc ăn uống bừa bãi, lạm dụng các loại thức ăn, uống cay nóng như tiêu, ớt, cà phê, rượu, thuốc lá… làm chức năng vận hóa của tạng tỳ bị tổn thương; Thứ nữa là do thần kinh con người bị kích thích quá mức, các stress làm cho tinh thần mỏi mệt bất an dẫn đến hại tỳ; Thứ ba là lao lực qua độ làm cho nguồn tinh khí bị hao tán, nên không đủ để đưa lên nuôi dưỡng tỳ dương. Tạng Tỳ đã hư thì làm cho Vị cũng suy theo. Khi Tỳ, Vị đã hư yếu thì sẽ không vận hóa được thủy cốc (tiêu hóa thức ăn), nên chất dinh dưỡng không hấp thu được mà thành thấp nhiệt, đàm trọc ứ đọng làm phát sinh các búi trĩ, tạo thành dịch tiết gây ngứa ngáy vùng hậu môn. Tỳ hư không làm chủ được cơ nhục, làm cơ nhục hư yếu, dương khí hư gây nên chứng hạ hãm, sa giáng, nên các búi trĩ sa xuống (lòi dom). Tỳ hư không nhiếp được huyết, làm chảy máu khi đi đại tiện. Thấp nhiệt tích đọng ở đại trường làm hao huyết, khô tân dịch nên đại tiện bị táo bón.
Như vậy, có thể khẳng định rằng tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến trung tiêu, làm tỳ vị hư yếu khiến bệnh trĩ bùng phát. Vì vậy, để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh trĩ, ngoài việc điều trị các triệu chứng (làm tiêu búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu…) thì phải tập trung vào điều trị nguyên nhân gây bệnh (gốc của bệnh), tức là phải bồi bổ trung tiêu, nuôi dưỡng khí huyết, làm cho Tỳ, Vị được cường tráng, dương khí được đầy đủ thì bệnh ắt tiêu tan.
Từ xa xưa, Y học cổ truyền đã biết sử dụng bài thuốc Bổ trung ích khí do Lý Đông Viên chế ra và các biến pháp của bài thuốc này với tác dụng điều bổ Tỳ vị, thăng dương ích khí để chữa bệnh trĩ (lòi dom) rất hiệu quả.
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, giữ được trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái cũng góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh cũng như phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Bài thuốc Đông y trị bệnh trĩ
Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo Đông y là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trực tràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra. Một nguyên nhân nữa là do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh.
Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh này.
Các bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ |
Thuốc xông, rửa tại chỗTheo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:
- Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.
- Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ.
- Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1-2 lần, làm trong vài ba ngày.
- Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ.
- Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán thành bột trộn đều, ngày uống 9g chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa.
Hoặc dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Hòe hoa 20g, kinhgiới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.
Bài 2: Bạch chỉ 12g, mộcqua 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước dùng xông rồi rửa nơi đau.
Bài 3: Nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau dùng minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g,sắc lấy nước ngâm rửa trong 15 phút, ngày 2 lần liên tục trong 3-4 ngày búi trĩ sẽ tiêu.
Thuốc uống
- Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết.
Bài 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.
Bài 2: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g,tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.
- Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ,đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.
Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g,đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bádiệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.
- Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết. Dùng phương “Bổ trung ích khí”: Nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g, trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.
Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khoẻ của người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn.
Những người bị trĩ ra máu, đại tiện táo bón nên ăn 1-2 quả chuối tiêu vào mỗi buổi sáng, lúc mới ngủ dậy và bụng còn đói. Nếu ra máu nhiều, hãy ăn mứt hồng nấu nhừ ngày 2 lần trong bữa điểm tâm, mỗi lần 1-2 quả.
Sau đây là một số bài thuốc khác:
Rau mùi: Nấu lấy nước, xông rửa hậu môn. Đồng thời, nấu giấm ăn với hạt mùi, lấy nước thấm vào khăn sạch đã luộc kỹ, phơi khô để đắp vào hậu môn. Nên áp dụng bài này với những bệnh nhân trĩ sưng đau và bị thoát giang.
Sung: 1-2 quả nấu lên ăn hoặc ăn sống trong lúc bụng đói, ngày 2 lần (tùy tình trạng bệnh, có thể tăng gấp đôi liều dùng). Đồng thời, dùng nhựa sung bôi vào chỗ bị trĩ; dùng lá sung nấu lấy nước, bệnh nhân ngồi vào chậu nước này để ngâm lúc còn ấm rồi rửa sạch, lau khô. Bài này có tác dụng tiêu thũng, giảm đau, thích hợp với bệnh nhân trĩ sưng đau, ra máu.
Mã thầy tươi: 500 g, rửa sạch, cho thêm 90 g đường và lượng nước vừa phải, đun sôi trong 1 giờ, ăn cả nước lẫn cái, liên tục trong 3 ngày. Cũng có thể ăn mỗi ngày 120 g mã thầy tươi. Bài này thích dụng với những bệnh nhân trĩ nội, trĩ ngoại và khi đại tiện thấy đau ở hậu môn hoặc ra máu.
Lươn: 250 g, làm sạch nhớt, mổ bỏ nội tạng, cho rượu, giấm và các gia vị vào nấu thành món ăn, thích hợp với bệnh nhân trĩ ra máu, thoát giang do khí hư suy.
Dùng nước mật lợn đực bôi vào chỗ bị trĩ, ngày 1-2 lần, thích dụng với bệnh nhân trĩ sưng đau.
Rau diếp cá: Trường hợp bị lòi dom có thể lấy muối ăn hòa với nước, rửa sạch dom rồi giã nhỏ lá diếp cá đắp vào, băng lại.
Trĩ sưng đau: Lá diếp cá nấu nước xông, khi nước chỉ còn ấm thì dùng để rửa, rồi lấy bã đắp vào chỗ đau. Nếu trĩ ra máu, lấy lá diếp cá, bạch cập phơi khô, tán bột. Ngày uống 6 - 12 gr, chia làm 2 - 3 lần.
Hạt gấc trị bệnh trĩ: Lấy hạt gấc giã nát thêm một ít giấm thanh, gói thuốc vào vải sạch, đắp vào hậu môn để qua đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.
Bài 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.
Bài 2: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g,tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.
- Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ,đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.
Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g,đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bádiệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.
- Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết. Dùng phương “Bổ trung ích khí”: Nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g, trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.
Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khoẻ của người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn.
Những người bị trĩ ra máu, đại tiện táo bón nên ăn 1-2 quả chuối tiêu vào mỗi buổi sáng, lúc mới ngủ dậy và bụng còn đói. Nếu ra máu nhiều, hãy ăn mứt hồng nấu nhừ ngày 2 lần trong bữa điểm tâm, mỗi lần 1-2 quả.
Sau đây là một số bài thuốc khác:
Rau mùi: Nấu lấy nước, xông rửa hậu môn. Đồng thời, nấu giấm ăn với hạt mùi, lấy nước thấm vào khăn sạch đã luộc kỹ, phơi khô để đắp vào hậu môn. Nên áp dụng bài này với những bệnh nhân trĩ sưng đau và bị thoát giang.
Sung: 1-2 quả nấu lên ăn hoặc ăn sống trong lúc bụng đói, ngày 2 lần (tùy tình trạng bệnh, có thể tăng gấp đôi liều dùng). Đồng thời, dùng nhựa sung bôi vào chỗ bị trĩ; dùng lá sung nấu lấy nước, bệnh nhân ngồi vào chậu nước này để ngâm lúc còn ấm rồi rửa sạch, lau khô. Bài này có tác dụng tiêu thũng, giảm đau, thích hợp với bệnh nhân trĩ sưng đau, ra máu.
Mã thầy tươi: 500 g, rửa sạch, cho thêm 90 g đường và lượng nước vừa phải, đun sôi trong 1 giờ, ăn cả nước lẫn cái, liên tục trong 3 ngày. Cũng có thể ăn mỗi ngày 120 g mã thầy tươi. Bài này thích dụng với những bệnh nhân trĩ nội, trĩ ngoại và khi đại tiện thấy đau ở hậu môn hoặc ra máu.
Lươn: 250 g, làm sạch nhớt, mổ bỏ nội tạng, cho rượu, giấm và các gia vị vào nấu thành món ăn, thích hợp với bệnh nhân trĩ ra máu, thoát giang do khí hư suy.
Dùng nước mật lợn đực bôi vào chỗ bị trĩ, ngày 1-2 lần, thích dụng với bệnh nhân trĩ sưng đau.
Rau diếp cá: Trường hợp bị lòi dom có thể lấy muối ăn hòa với nước, rửa sạch dom rồi giã nhỏ lá diếp cá đắp vào, băng lại.
Trĩ sưng đau: Lá diếp cá nấu nước xông, khi nước chỉ còn ấm thì dùng để rửa, rồi lấy bã đắp vào chỗ đau. Nếu trĩ ra máu, lấy lá diếp cá, bạch cập phơi khô, tán bột. Ngày uống 6 - 12 gr, chia làm 2 - 3 lần.
Hạt gấc trị bệnh trĩ: Lấy hạt gấc giã nát thêm một ít giấm thanh, gói thuốc vào vải sạch, đắp vào hậu môn để qua đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.
Một số thuốc và thực phẩm chức năng khác hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bạn có thể tham khảo là: thuốc Thăng trĩ của Nam Dược, thuốc proctolog, thuốc tottri, thuốc tiêu trĩ Safinar, thuốc daflon, thuốc sitar, thuốc thăng dương khí, thuốc an trĩ nano, chữa bằng thuốc nam...
Theo phununet.com
ĐỌC THÊM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét