CÁCH XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ BỆNH TRĨ MÀ BẠN ĐANG MẮC PHẢI?

Trĩ là căn bệnh vô cùng phổ biến ở mọi lứa tuổi, ngành nghề. Muốn tìm được phương pháp điều trị bệnhtrĩ hiệu quả, trước tiên cần xác định cấp độ bệnh trĩ bạn đang mắc phải. Vậy phân biệt các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp như thế nào?

Trĩ nội

Cấp độ của trĩ nội

Xuất phát từ trong lòng hậu môn, là lớp niêm mạc của ống hậu môn. Trĩ nội bình thường sẽ không đau vì nó không có dây thần kinh cảm giác nhưng lại gây chảy máu, sa, viêm da quanh hậu môn. Mắc trĩ nội thường là những người có dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện, thấy rõ búi trĩ (thịt thừa) nhưng cố rặn khi đại tiện. Đối với búi trĩ nội, đặc điểm là mềm, ấn xẹp, buông phồng, bề mặt hơi ước, có màu đỏ tươi.

Tùy theo tình trạng phát triển và biểu hiện mà trĩ nội được phân thành 4 độ
- Độ 1 là khi mới hình thành, có biểu hiện chảy máu
- Độ 2 là khi búi trĩ sa ra ngoài khi vệ sinh, nhưng tự lên ngay sau đó
- Độ 3 là khi búi trĩ sa ra ngoài nhưng phải đẩy mới lên 
- Độ 4 là búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.


Trĩ ngoại

Nằm ở bên ngoài hoặc rìa hậu môn,bên dưới đường lược. Trĩ ngoại có thần kinh cảm giác, bề mặt là lớp biểu mô lát tầng nên cảm thấy đau thường xuyên.

Biểu hiện bệnh trĩ ngoại


Những đối tượng thường mắc bệnh trĩ ngoại như: phụ nữ mang thai, sinh nở, nhân viên văn phòng, làm việc ngồi lâu hoặc phải đứng trong thời gian dài. Loại trĩ này cũng có búi trĩ, màu đỏ sẫm, bề mặt khô và được bao bọc bởi lớp da ngoài bề mặt.
Trong khi trĩ nội không dễ bị phát hiện thì trĩ ngoại lại dễ dàng nhìn thấy, không dễ chảy máu và không thể đưa vào trong hậu môn. Người bị trĩ này sẽ rất khó chịu vì cảm giác cứng, đau rát vì có huyết khối trong búi trĩ. Mẩu da thừa sau khi búi trĩ ngoại bị xơ hóa 10 – 14 ngày. Thực chất, trĩ ngoại thì không phân độ.

Trĩ hỗn hợp

Khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Hoặc trĩ nội tới độ 3 thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp. Đặc điểm búi trĩ hỗn hợp gồm phần trên đỏ tươi và ướt, phần dưới đỏ sẫm và khô, giữa có rãnh tương ứng với đường lược.

Bệnh trĩ không điều trị kịp thời, diễn ra trong thời gian dài, trĩ nội và trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau thành trĩ hỗn hợp. Trĩ hỗn hợp dễ chia múi. Phân loại của trĩ hỗn hợp dựa trên số múi và kích thước mỗi múi. Ví dụ một múi, hai múi...
Giai đoạn muộn của bệnh trĩ là trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ hỗn hợp thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng.
Cần xác định rõ triệu chứng, biểu hiện của bệnh trĩ, các bệnh nhân sẽ truyền đạt đúng đắn căn bệnh mình đang mắc phải cho bác sĩ khám và kê đơn hiệu quả. Việc hiểu biết về căn bệnh này để miêu tả chính xác, chi tiết sẽ tăng hiệu quả điều trị trĩ dứt điểm.
Mức độ bệnh khác nhau, phươngpháp điều trị cũng sẽ khác nhau. Liều lượng thuốc điều trị trĩ hay phẫu thuật cũng sẽ được bác sĩ đưa ra ngay khi biết biểu hiện của bệnh nhằm phòng tránh tái phát và trị dứt điểm căn bệnh này.
Nhưng trước tiên để phòng ngừa bệnh trĩ bạn cần lên chế độ ăn uống khoa học. Uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất sơ, không sử dụng các đồ uống có cồn, có ga, đồ ăn nhanh gây khó tiêu ảnh hưởng hưởng đến hệ tiêu hóa.
Mặt khác, chế độ sinh hoạt lành bạnh sẽ giúp bạn giảm khả năng mắc bệnh hoặc tăng khả năng chữa bệnh trĩ. Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ hằng ngày. Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Luyện tập thói quen đi tiểu và đại tiện đúng giờ nhất định. Tập chơi các môn thể thao yêu thích và phù hợp với sức khỏe là lợi thế rất tốt để điều trị căn bệnh này.

 Tạp chí Sức khỏe cộng đồng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét