Chắc các bạn nghe nhiều về phương pháp chữa bệnh trĩ theo dân gian rồi, nhưng có lẽ nghe nhiều nhất là chữa nhiều nhất bằng diếp cá và nghệ. Thực ra còn có những loại cây khác rất tốt cho điều trị bệnh trĩ theo dân gian.
Cụ thể như sau:
1. Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng
Theo Đông y, cây lá bỏng có vị hơi chua nhẹ, mát
không độc, vị nhạt, có thể hoạt huyết, giảm đau, tiêu thũng, tiêu độc… Lá bỏng
còn chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn tốt cho đường ruột, rất tốt cho việc giảm
thiểu các biểu hiện của bệnh trĩ.
Chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng |
Cách điều chế: Sử dụng 6g lá bỏng và 6g rau ram. Cách dùng cực đơn giản, có thể rửa sạch và nhai sống hoặc sắc thành thuốc uống. Nếu bị nứt hậu môn đau rát thì nấu thêm nước bồ kết để xông, ngâm hậu môn và giã nát lá sống đời để đắp vào búi trĩ.
Nếu có biểu hiện đại tiện ra máu thì lấy: 30g lá
bỏng. 10g ngải cứu, 10g lá trắc bá, 10g cỏ nhọ nồi để sắc uống mỗi ngày 1
thang.
2. Chữa bệnh trĩ theo dân gian bằng lá thiên lý:
Thiên lý không chỉ để nấu canh mà lá tươi của nó
còn vô cùng hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Bài thuốc dân gian chữa trĩ này có tác dụng cực hiệu quả đối với những người bị trĩ do nóng trong, bia
rượu quá nhiều.
Lá thiên lý cực tốt cho điều trị bệnh trĩ |
Cách điều chế:
– Dùng 1 nắm lá thiên lý còn non, bánh tẻ (100g).
Sau đó rửa thật sạch và giã nát cùng 1 ít muối ăn (5g). Cho thêm một chút
khoảng 30ml nước vào quậy đều và vắt kiệt nước lá.
– Vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ với nước ấm.
Sau đó, sử dụng bông gòn thấm nước lá vừa vắt và đắp lên búi trĩ khoảng 10
phút. Dược chất từ lá thiên lý và muối cực kỳ hiệu quả trong việc giảm biểu
hiện của bệnh trĩ, đặc biệt giúp giảm sưng đau búi trĩ.
– Mỗi ngày làm 1-2 lần, kiên trì trong 1 tuần
hoặc 2 tuần.
– Song song với việc đắp nước thiên lý này thì
bạn nhớ phải kết hợp với việc uống 3-4 chén thuốc sắc từ nước lá thiên lý tươi,
non mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tốt hơn.
Lưu ý: Những người bệnh thể hàn thì chỉ đắp
thuốc, không nên uống.
Tạp chí Đông y
0 nhận xét:
Đăng nhận xét