Chào
bác sĩ, bố tôi năm nay đã 70 tuổi và ông cũng bị bệnh trĩ đã nhiều năm nay. Tuy
bố tôi cũng có chữa ở nhiều nơi nhưng bệnh không hỏi hẳn mà dai dẳng không dứt.
Gần đây, tình hình bệnh trĩ của bố tôi có dấu hiệu nặng thêm nên tôi khá lo lắng.
Mong bác sĩ tư vấn giúp tình trạng bệnh của bố tôi và có biện pháp điều trị như
thế nào? Tôi cảm ơn!
Chào bạn, khi đến
70 tuổi, hình thái và chức năng những hệ thống của cơ thể dần dần xuất hiện hiện
tượng thoái hóa lão suy. Chức năng hệ thống tiêu hóa giảm dần, nhu động ruột yếu
đi, gây trở ngại cho giai đoạn tiêu hóa và có thể dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra,
dây chằng, cơ vòng, mạch máu, thần kinh của trực tràng hậu môn,… đều ở trong trạng
thái suy thoái, lỏng nhão mất lực, vì vậy dẫn tới bệnh trĩ.
Đặc điểm bệnh trĩ ở người già
Người già có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao
– Rất ít trường hợp là bệnh trĩ đơn thuần, hầu hết người già mắc bệnh trĩ đều là trĩ hỗn hợp, trong đó trĩ ngoại hầu hết có da bị xơ hóa.
– Trĩ rất dễ bị
nặng thêm, không chỉ vậy còn có thể dẫn đến tình trạng lòi trĩ nội ra bên ngoài,
chảy máu và tắc mạch máu,…
– Đối với người
già mắc những căn bệnh mạn tính, như bệnh cao huyết áp, đái tháo đường và các bệnh
mạn tính về đường hô hấp, nên dùng các biện pháp trị liệu cũng không mang hiệu
quả tốt nhất.
Cách điều trị bệnh trĩ cho người già
Người già mắc bệnh trĩ nên thay đổi chế độ
ăn khoa học, phù hợp
Trường hợp tình
trạng sức khỏe bệnh nhân không tốt (thậm chí có trường hợp phải nằm sấp trên
giường), nên áp dụng phương pháp chữa trị giữ gìn bảo dưỡng.
Bệnh nhân nên thực
hiện một số biện pháp sau:
– Điều chỉnh
thói quen đi đại tiện, điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp, khoa học.
– Giữ gìn sức khỏe
tốt, chịu khó di chuyển.
– Giữ gìn vệ
sinh vùng cửa hậu môn và vùng bụng.
– Trị liệu bằng
uống thuốc toàn thân và cục bộ, như uống thuốc Đông y nhuận tràng, bên ngoài có
thể dùng thuốc Đông y xông hơi và dùng kem bôi trĩ,…. Làm như vậy giúp tuần
hoàn máu ở hậu môn, lưu thông khí huyết, tránh hiện tượng táo bón.
– Bệnh nhân cũng
có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản, không gây đau đớn và không để lại
di chứng như chiếu xạ tia hồng ngoại và khiêu trị. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có
thể áp dụng những phương pháp châm cứu. Những huyệt vị thường sử dụng là toản
trúc (nằm đầu phía trong lông mày, gần mí mắt trên hốc mắt) có thể chữa khỏi
đau phù, chảy máu và lòi trĩ; yến khẩu (ở hai bên khóe miệng) có thể chữa khỏi
chảy máu trĩ, lòi trĩ và táo bón; ngân giao (nằm ở môi trên, đầu vành môi, vị
trí gần răng cửa) có thể chữa chảy máu trĩ và giảm đau, bạch hoàn du (cách đường
chính giữa lưng khoảng 1,5 tấc, nằm ở hốc xương cùng thứ 4) có thể chữa chảy
máu trĩ, đại tiểu tiện bất lợi; trường cường (nằm giữa hậu môn và đầu xương
cùng) có thể chữa trĩ lòi ra bên ngoài.
Nếu tình trạng sức
khỏe vẫn còn tốt, vẫn có thể hoạt động, dù là người bị trĩ nặng hay trĩ cấp
tính đều có thể căn cứ vào loại trĩ hay thời kỳ trĩ để lựa chọn phương pháp chữa
trị phù hợp.
Do đó, để điều
trị bệnh trĩ ở người già còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cách tốt nhất, bạn nên
đưa bác tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị phù hợp
nhằm tránh những tác dụng phụ có thể xảy
ra.
Đọc thêm
- CẢNH BÁO BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ NGOẠI Ở NGƯỜI CAO TUỔI
- CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI CÓ TỐN KHÔNG?
- HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
- PHẪU THUẬT CẮT TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LONGO VÀ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ
Mẹ em bị trĩ độ 3 thì có những cách nào để chữa trị ạ?
Trả lờiXóa