Khi mới bị bệnh trĩ ngoại người bệnh có thể không gặp phải nguy hiểm nhưng
nếu không chữa trị kịp thời, mức độ nghiêm trọng của bệnh ngày càng gia tăng. Đồng
thời biến chứng của bệnh trĩ ngoại
là không thể xem thường, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
Bệnh trĩ bao gồm trĩ hỗn hợp, trĩ nội, trĩ ngoại. Cụ thể, trĩ ngoại xuất
phát từ hiện tượng các đám rối tĩnh mạch do bị căng giãn, gấp khúc, hình thành
nên các búi trĩ phồng to, sẫm màu, xơ cứng ở bên ngoài hậu môn.
Cảnh báo biến chứng của
bệnh trĩ ngoại ở người cao tuổi
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại khá đa dạng, nhưng với người cao tuổi, lý
do gặp bệnh chủ yếu là do thói quen ăn uống, thói quen đại tiện và vận động. Đa
số những người cao tuổi bị bệnh trĩ ngoại thường ăn ít, ăn ít rau, ngại ăn canh
và uống ít nước vì sợ đi tiểu nhiều. Hơn nữa, họ thường không vận động nhiều hoặc
vì vận động khó khăn, nhất là vào những mùa lạnh, những ngày trở mùa,... Đây đều
là những lý do dễ dẫn đến trĩ ngoại.
Nguyên nhân gây ra bệnh
trĩ ngoại và biến chứng của bệnh trĩ ngoại
Việc hình thành các búi trĩ ngoại kèm theo xuất tiết gây ra ẩm ướt, thường
gây cảm giác khó chịu khi đi lại. Nhiều khả năng sự ẩm ướt còn có thể dẫn đến
viêm nhiễm, nhất là xuất hiện viêm nhiễm tại nếp gấp ở cửa hậu môn gây nên phù
nề. Người bệnh có thể vì thế mà thường cảm thấy đau đớn, nhất là khi đại tiện.
Triệu chứng khó chịu nhất khi bị bệnh trĩ ngoại là đại tiện đau và đại tiện
ra máu. Các búi trĩ ngoại bịt kín lỗ hậu môn làm tắc hậu môn, thường khiến người
bệnh cảm thấy khó chịu và cũng gây khó khăn cho việc vệ sinh hậu môn. Nếu người
bệnh không có biện pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp, bệnh trĩ biến chứng có thể gây ra viêm nhiễm, nhiễm trùng huyết. Đối
với phụ nữ, biến chứng của bệnh trĩ có
thể là viêm phần phụ.
Bệnh trĩ biến chứng gây
viêm nhiễm phần phụ ở nữ
Để phòng tránh bệnh trĩ ngoại cũng như hạn chế bệnh trĩ biến chứng nặng thêm, người cao tuổi nên sớm đi khám để có
hướng xử trí thích hợp khác nhau. Đặc biệt, bên cạnh việc thực hiện pháp đồ điều
trị của bác sĩ, người cao tuổi cũng nên tăng cường ăn nhiều chất xơ từ các loại
rau, trái cây có lợi cho tiêu hóa như: khoai lang, chuối chín, dưa hấu, lê,… Mỗi
ngày người bệnh cũng nên chú ý uống nhiều nước.
Ngoài ra, để không phải đối mặt với biến chứng của bệnh trĩ, người bệnh cũng nên tránh ngồi lâu một chỗ. Hàng ngày, hãy
thực hiện các bài vận động cơ thể nhẹ nhàng dưới nhiều hình thức khác nhau tùy
theo sức khỏe.
Bệnh trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng là nỗi
ám ảnh của rất nhiều người. Vì bệnh trĩ mà chất lượng sống của nhiều người bị ảnh
hưởng lớn. Đặc biệt, biến chứng của bệnhtrĩ là điều mà không ai mong muốn xảy ra. Chính vì vậy, nhận biết bệnh trĩ
ngoại cũng như trau dồi kiến thức về nguy cơ bệnh trĩ biến chứng giúp mọi người chủ động hơn trong phòng ngừa
cũng như chữa trị bệnh để sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh do bệnh gây ra.
Đọc thêm
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TRĨ
BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ LÚC MANG THAI
Đọc thêm
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TRĨ
BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ LÚC MANG THAI
0 nhận xét:
Đăng nhận xét