CẨN THẬN VỚI HỘI CHỨNG LỴ - NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRĨ TIỀM ẨN


Nhiều người thường nghĩ rằng chỉ táo bón mới là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ nên thường chủ quan với những nguyên nhân tiềm ẩn khác. Tuy  nhiên, các bác sĩ cũng đã chỉ ra rằng hội chứng lỵ cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ bạn cần cảnh giác.
Hội chứng lỵ là gì, tại sao đây lại là nguyên nhân gây bệnh trĩ?


Hội chứng lị là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ
Người mắc chứng lỵ thường mang những triệu chứng như: bụng đau quặn, mót rặn, đi ngoài khó khăn, tiêu chảy phân lỏng hoặc toàn nước vàng, sau ấy tiêu phân nhày máu nhiều lần, mỗi ngày đi trên 10 lần, lượng phân càng về sau càng ít dần. Bệnh lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già và đoạn cuối ruột non do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella gây ra.
Khi bị nhiễm khuẩn, thời gian ủ bệnh khoảng từ 1 – 5 ngày, bệnh khởi phát đột ngột, với 2 hội chứng: hội chứng nhiễm khuẩn và hội chứng lỵ.
Khi bệnh nhân bị chứng lỵ nếu như không điều trị dứt điểm kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm ruột thừa, viêm loét đại tràng sau lỵ, đặc biệt có thể dẫn đến tình trạng bị bệnh trĩ vì khi bị triệu chứng lỵ thường đi ngoài nhiều và khó khăn, cần dùng sức rặn và đi nhiều lần trong ngày. Từ đấy lâu dần sẽ khiến cho vùng hậu môn bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn lây nhiễm, ký sinh trùng sinh sôi và phát triển dần dần gây ra bệnh trĩ vô cùng nguy hiểm.
Có nên lo lắng khi mắc bệnh trĩ?

Khi phát hiện ra những dấu hiệu như: táo bón, đi ngoài ra máu tươi, ẩm ướt khó chịu vùng hậu môn, xuất hiện các cục thịt ở hậu môn, ban đầu cục thịt tự thụt vào, giai đoạn sau phải dùng tay đẩy vào và cuối cùng không thể đẩy lại vị trí cũ, chứng tỏ bạn đã bị mắc bệnh trĩ. Khi đó, bạn cần phải bình tĩnh, không nên quá lo lắng và nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để khám và chẩn đoán. Hiện tại có nhiều cách chữa trị bệnh trĩ đơn giản, hiệu quả mà không gây đau cho người bệnh như: phương pháp longo, phương pháp diện chẩn, phương pháp PPH…

Ngoài ra, lúc bị bệnh trĩ, bạn nên giảm thiểu ăn những thức ăn cay nóng, thuốc lá, cà phê, rượu bia, không nên ngồi một chỗ mà cần thường xuyên vận động, thay đổi tư thế liên tục, không nên dùng sức rặn khiến ảnh hưởng tới hậu môn, khiêng vật nặng quá mức, vệ sinh vùng bị trĩ sạch sẽ, ăn nhiều thức ăn nhuận tràng, có thể dùng kem thoa trĩ để thoa hàng ngày và dùng phương pháp dân gian như sử dụng tía tô, lá diếp cá, thiên lý để làm giảm các cơn đau do trĩ. Tuy nhiên, những biện pháp chữa bệnh trĩ bằng đông y này chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau do trĩ gây ra chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm.

Chính vì vậy, khi có dấu hiệu mắc bệnh trĩ bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
Cách phòng bệnh trĩ hiệu quả



Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, ăn chín uống sôi, ăn đúng giờ giấc, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: rau mồng tơi, rau diếp cá...
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ, rửa xà phòng hằng ngày.
- Thức ăn phải đậy kỹ giảm thiểu ruồi nhặng bâu vào gây mất vệ sinh, lây truyền các căn bệnh truyền nhiễm.
- Quản lý việc sử dụng phân trong nông nghiệp kỹ lưỡng và sạch sẽ.
- Uống nhiều nước. Uống đủ 2L nước mỗi ngày giúp phân không bị rắn, ngăn ngừa táo bón – nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu.
- Hạn chế đi đại tiện kéo dài lâu, vệ sinh sạch sẽ đúng cách sau khi đi đại tiện, không nên sử dụng các loại giấy kém vệ sinh mà nên dùng nước ấm để vệ sinh hậu môn.

Hi vọng, với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những nguyên nhân gây bệnh trĩvà có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị phù hợp.

Đọc thêm



0 nhận xét:

Đăng nhận xét