PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT BỆNH TRĨ PHỔ BIÊN NHẤT


Phẫu thuật bệnh trĩ là phương pháp điều trị áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ nặng. Hiện nay phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ được coi là phương pháp điều trị triệt để nhất giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh “khó nói”này. Cùng tìm hiểu 6 phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ tốt nhất hiện nay dưới bài viết.
1.    Phẫu thuật trĩ là gì? Khi nào cần dùng đến phương pháp này?
Phẫu thuật bệnh trĩ là phương pháp có thể loại bỏ búi trĩ tận gốc nhanh chóng và hiệu quả; giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh xuống ngắn nhất.


Phẫu thuật cắt trĩ là cách thoát khỏi trĩ nhanh nhất
Đối với những bệnh nhân bị trĩ độ 3 trở xuống thì chưa cần dùng đến phương pháp này. Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Tây y, Đông y chữa bệnh trĩ và kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là bệnh tình sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Đối với người bệnh trĩ độ 3 và độ 4 hoặc bệnh đã quá nặng thì cần tiến hành phẫu thuật cắt trĩ ngay nếu không muốn các biến chứng nguy hiểm của bệnh ảnh hưởng đến tính mạng. Vì bệnh ở giai đoạn này không thể chữa khỏi bằng các phương pháp thông thường được nữa.

2.    6 phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ phổ biến nhất
a.                  Cắt khoanh niêm mạc
Phương pháp này có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm như: rò hậu môn, hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ.
Phương pháp phẫu thuật trĩ này các bác sĩ sẽ cắt khoanh niêm mạc cùng với lớp dưới niêm mạc của các búi trĩ; tiếp đó sẽ kéo niêm mạc từ trên xuống rồi khâu với da của vùng hậu môn. Tuy nhiên phương pháp này ít được sử dụng bỏi những hạn chế đã nêu ở trên
b.                  Cắt từng búi trĩ
Ưu điểm: tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật cắt khoang niêm mạc trĩ.
Nhược điểm: sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ đau nhiều và phục hồi khá lâu, hiệu quả thấp đối với người bị trĩ vòng.
Trong phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ này, quá trình sẽ được chia làm 2 loại khác nhau là cắt trĩ mở, cắt trĩ kín. Các bác sĩ sẽ chia từng búi trĩ thành các nhóm nhỏ, sau đó là sẽ tiến hành cắt bỏ từng nhóm một.
c.                   Khâu cột động mạch trĩ
Ưu điểm: không gây đau đớn và bảo tồn được phần đệm của hậu môn.
Nhược điểm: Ít hiệu quả đối với người bệnh trĩ nội.
Tiến hành: các y bác sĩ sử dụng máy siêu âm Doppler, dùng nó để dò động mạch phía trên búi trĩ sau đó là khâu cột động mạch đó.

d.                  Phương pháp Longo


Phương pháp phẫu thuật trĩ Longo
Ưu điểm: không gây đau đớn, thời gian điều trị ngắn, khả năng phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật nhanh chóng.
Nhược điểm: chi phí phẫu thuật khá cao.
Với phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ này, những bác sĩ sẽ dùng một máy khâu, khâu vòng quanh niêm mạc trĩ. Giúp cho các búi trĩ thu nhỏ, không gây đau đớn vì nó làm cho lượng máu lưu thông vào các búi trĩ này bị thuyên giảm. Phương pháp này được các bác sĩ khuyên nên sử dụng cho bệnh nhân trĩ độ 3, bệnh trĩ độ 4.
e.                   Khâu treo trĩ bằng tay
Ưu điểm: Kế thừa các ưu điểm của phương pháp Longo đồng thời khắc phục nhược điểm của phương pháp Longo
Với việc khắc phục nhược điểm chi phí cao từ phương pháp Longo, phần lớn bệnh lựa chọn phương pháp phẫu thuật trĩ này để điều trị bệnh.
f.                   Phương pháp cắt trĩ HCPT
Ưu điểm: Phương pháp cắt trĩ HCPT không gây đau đớn trong và sau khi phẫu thuật; an toàn cho bệnh nhân, không có các biến chứng nguy hiểm; khả năng phục hồi sau phẫu thuật nhanh.
HCPT là phương pháp dựa vào nguyên tắc “nhiệt nội sinh” để làm đông các mạch máu (thành tĩnh mạch), tạo thành các mô sẹo nhờ sóng điện từ cao tần. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ sử dụng dao điện để tiến hành loại bỏ búi trĩ.
3.    Những lưu ý sau khi phẫu thuật cắt mổ trĩ
Sau khi phẫu thuật bệnh trĩ thì người bệnh nên tuân thủ thực hiện những hướng dẫn của bác sĩ để tránh được những biến chứng nguy hiểm sau khi phẫu thuật:


 Đến bệnh viện  kiểm tra nếu thấy những bất thường ở vết mổ
· Nếu cảm thấy bất thường ở vết mổ thì hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
· Vệ sinh vết mổ sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.
· Tránh tác động mạnh làm ảnh hưởng đến vùng hậu môn vừa phẫu thuật.
· Nên ăn uống theo chế độ bác sĩ đề ra, tránh nhịn ăn hoặc ăn những thực phẩm gây táo bón.

· Kiểm tra lại tình trạng bệnh bằng cách đến khám tại bệnh viện thường xuyên, định kỳ.


Đọc thêm



0 nhận xét:

Đăng nhận xét