Trĩ ngoại và sa niêm mạc có những triệu chứng và biểu hiện
giống nhau làm nhiều bệnh nhân khó lòng phân biệt được hai loại bệnh này. Việc
xác định bệnh không đúng có thể dẫn đến những sai lầm trong điều trị bệnh. Vì vậy,
làm thế nào để phân biệt trĩ ngoại và sa niêm mạc? Bài viết này giúp các bạn giải
đáp mọi thắc mắc về 2 căn bệnh này và có thể xác định bệnh đúng đắn hơn để tìm
ra phương pháp chữa trị đúng đắn nhất cho bản thân.
Bệnh trĩ ngoại là gì? Biểu hiện như thế nào?
Trĩ ngoại có biểu hiện đúng như tên gọi của nó, nằm ở hậu
môn gồm bờ dưới hậu môn và da ở quanh hậu môn bị những tĩnh mạch phồng dội lên
mà tạo thành. Khi phần dưới niêm mạc và lớp dưới niêm mạc hậu môn sa xuống thì
niêm mạc bị lồi ra ngoài 1 phần tạo cảm giác đau rát, khó chịu cho bệnh nhân.
Đặc điểm của trĩ ngoại là bệnh được bắt đầu bên dưới đường lược, có dây thần kinh cảm giác, bề mặt trĩ ngoại là lớp mô biểu tầng, thời kỳ phát triển sẽ bị đau do tác động của các dây thần kinh và mẩu da thừa ra ngoài.
Trĩ ngoại thường được các bác sĩ kết luận khi có những cơn đau không bình thường, vất vả trong hoạt động, đại tiện khó khăn. Người mắc trĩ sẽ đau đớn toàn than, cầu tiêu hoặc vận động mạnh búi trĩ sẽ cọ xát vào nhau gây khó chịu. Trường hợp viêm nhiễm sẽ xảy ra khi trĩ ngoại có biểu hiện lở loét, có mủ vùng hậu môn, gây rò hậu môn chảy dịch và gây ngứa ngáy khó chịu vô cùng.
Sa niêm mạc là gì? Dấu hiệu của bệnh như thế nào?
Chứng bệnh này cũng thường được gọi là trĩ nhưng hơi khác
một chút. Niêm mạc của phần trên hậu môn sa xuống phần dưới hậu môn và rồi xuống
bờ hậu môn mà không có giãn tĩnh mạch ở lớp dưới niêm mạc. Hiện tượng sa niêm mạc
thường chỉ xảy ra khi người bệnh đi đại tiện rặn mạnh sẽ có những ngiui cơ sa
vĩnh viễn. Thông thường sa cả vòng nhưng cũng có thể chỉ giới hạn ở một vùng bờ
hậu môn, thường nhất là ¼ trước hậu môn.
Nguyên nhân thông thường dẫn đến việc sa niêm mạc là cơ
sàn chậu mang giãn. Người bệnh rặn, đáy chậu sa xuống nhưng bị ống hậu ngăn lại
và dẫn đến niêm sa ra. Việc đi cầu rặn quá đà hoặc rặn trong một khoảng thời
gian dài cũng sẽ khiến sa niêm mạc nặng.
Khi cơ thể bạn có một vài cơ bị nhão vùng hậu môn cũng có
khả năng do bị sa tầng sinh môn hoặc chấn thương khi sinh để hay hộ chứng lão
hóa sớm mà có. Sa niêm mạc thông thường hay xảy ra ở phụ nữ hơn nam giới. Trị bệnh
sa niêm mạc cũng tương tự như cách chữa bệnh trĩ ngoại.
Vì vậy, bệnh nhân chỉ khó xác định bệnh ban đầu là trĩ ngoại hay sa niêm mạc, khả năng xác định bệnh cao nhất là khi bệnh nhân rặn đại
tiện sẽ phát hiện bênhj chuẩn xác nhất.
Mong rằng, với bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ hơn về
dấu hiệu cũng như triệu chứng của trĩ ngoại và sa niêm mạc. Từ đó có thể nhận
biết, phòng tránh và chữa trị một cách hiệu quả nhất nhé!
Đọc thêm
- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TRĨ NGOẠI
- MÁCH BẠN CHỮA TRĨ NGOẠI SAU SINH
- BỆNH TRĨ VÀ CÁC CẤP ĐỘ CỦA BỆNH TRĨ
- BỆNH TRĨ NGOẠI LÀ GÌ? TRIỆU CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?
- HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét