Như chúng ta đã biết bệnh trĩ được phân ra làm 2 loại khác nhau đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ ngoại khác trĩ nội ở chỗ ngay từ đầu các búi trĩ đã hình
thành ở bên ngoài, ngay gần cửa hậu môn và người bệnh có thể sờ thấy bằng tay.
Tuy bệnh trĩ ngoại hiếm gặp hơn trĩ nội nhưng không vì thế mà bệnh ít nguy hiểm. Vậy bệnh trĩ ngoại là gì? Bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu tổng quát về căn bệnh này.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại:
- Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ. Chứng táo bón khiến khiến
người bệnh phải rặn mạnh, rặn lâu, gây áp lực lên hậu môn làm tĩnh mạch hậu môn
bị phình đại, sinh ra bệnh trĩ ngoại.
- Những người thường xuyên phải ngồi hoặc đứng quá lâu làm cho hậu môn, trực
tràng phải chịu áp lực lớn sinh ra bệnh trĩ.
- Đã có rất nhiều những chị em phụ nữ khi đang mang thai vướng phải căn bệnh
trĩ bởi do thai nhi đè nén, gây áp lực lớn lên khoang chậu, trực tràng.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại như thừa cân nặng
quá nhiều, máu lưu thông kém, mắc bệnh lý ở hậu môn, trực tràng như ung thư trực
trạng, áp xe hậu môn…
Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại
Triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ ngoại là người bệnh có hiện tượng đi đại
tiện ra máu. Trong thời kì đầu lượng máu bị ra ít, chỉ có 1 ít kèm theo phân hoặc
trong giấy vệ sinh nên người bệnh có thể vô tình không để ý. Nhưng máu sẽ chảy
nhiều dần theo mức độ phát triển của bệnh. Tuy nhiên hiện tượng chảy máu thường
không nặng như với người bị trĩ nội.
Các búi trĩ nằm phía dưới vùng lược và không thể tự tụt hay dùng tay để đẩy
vào hậu môn được.
Người bệnh cũng có các triệu chứng đau rát, nhức hậu môn khi đi đại tiện.
Mặc dù không được chia thành các cấp độ phát triển như trĩ nội nhưng bệnh
trĩ ngoại cũng có sự phân biệt dựa theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh như sau:
- Giai đoạn đầu: Các búi trĩ mới hình thành, chỉ nhỏ khoảng hạt đậu, người
bệnh có cảm giác cộm vướng, sờ vào thấy có cục nổi lên ở hậu môn.
- Giai đoạn thứ 2: Các búi trĩ trở nên ngoằn nghèo, xoắn dính vào nhau.
- Giai đoạn 3: Búi trĩ to dần lên chèn ép gây tắc, chảy máu, đau đớn cho
người bệnh.
- Giai đoạn 4: Do các búi trĩ lớn dần, bị cọ xát nên bị viêm loét gây bội
nhiễm, ngứa rát, đau và bốc mùi khó chịu.
Cách điều trị bệnh trĩ ngoại
Cũng như bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại khiến người bệnh bị đau đớn, khó chịu
trong sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy do các búi trĩ nằm ở bên ngoài hậu
môn nên
dễ bị trầy xước gây viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn khá nghiêm trọng. Tuy nhiên
trĩ ngoại thông thường dễ điều trị hơn trĩ nội, nếu phát hiện sớm, chữa ngay từ
đầu thì bệnh nhanh chóng khỏi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Một số
cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất là:
- Điều trị nội khoa: Thuốc để chữa bệnh trĩ thông thường có 3 loại: thuốc
uống, gel bôi và thuốc đặt hậu môn. Trong đó thuốc uống có tác dụng tăng sự bền
chắc của
tĩnh mạch, giảm phủ nề giúp các búi trĩ co dần lại. Gel bôi và thuốc đặt hậu
môn có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giúp vết thương do bệnh trĩ gây ra nhanh
lành hơn. Vì thế khi dùng thuốc để chữa trĩ ngoại người bệnh nên kết hợp cả 3
loại và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Điều trị bằng thủ thuật: Ngoài thuốc còn rất nhiều phương pháp để chữa bệnh
trĩ ngoại như chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, đốt điện, đốt laze, quang
đông hồng
ngoại. Ưu điểm của các phương pháp này là đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên
các phương pháp này cần được thực hiện bởi các bác sỹ có tay nghề cao để hạn chế
biến chứng xơ vữa động mạch sau khi thực hiện.
- Chữa trĩ ngoại bằng kỹ thuật HCPT và PPH là công nghệ tiên tiến nhất hiện
nay với các ưu điểm là xâm lấn tối thiểu, đảm bảo tính thẩm mỹ, nhanh chóng, an
toàn,
không đau, không gây chảy máu, vết thương nhanh lành, chữa tận gốc, ngăn ngừa
tối đa nguy cơ bệnh tái phát. Hiện nay đang được Phòng khám đa khoa Thái Hà áp
dụng rộng rãi.
- Bệnh trĩ ngoại cũng có thể được chữa khỏi bằng phương pháp xông hơi và đắp
lá. Loại lá được xem là “thần dược” của người bị trĩ là rau dấp cá.
- Ngoài ra người bệnh cần ngăn ngừa các yếu tố sinh ra bệnh trĩ và tác động
khiến bệnh trĩ nặng hơn bằng cách tập đi tiêu vào 1 khung giờ cố định, hạn chế
rặn mạnh,
rặn nhiều lần. Thay đổi thói quen ăn uống để phòng tránh nguy cơ táo bón
như ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước, không ăn đồ cay nóng, nhiệt. Tập
luyện một vài môn thể thao như bơi lội, đi bộ…
Hi vọng qua bài viết
các bạn đã hiểu bệnh trĩ ngoại là gì cũng như các triệu chứng và phương pháp điều
trị bệnh trĩ ngoại. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Đọc thêm
- HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TRĨ NGOẠI
- BỆNH TRĨ VÀ CÁC CẤP ĐỘ CỦA BỆNH TRĨ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét