Bệnh trĩ thường xảy ra trong thời kỳ phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc đối với những người lần đầu mang thai. Bệnh trĩ có thể không nguy hiểm nhưng nó khiến thời gian thai kỳ cực kì khó chịu.
Bà bầu bị trĩ cực kỳ khó chịu
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu
Trong bụng
mẹ, trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi khi phát triển trong tử cung sẽ tạo
áp lực lên tất cả các mô và cơ quan nội tạng của mẹ. Do đó, không gian càng
ngày càng trở nên hạn chế nên dòng máu vào và ra các tĩnh mạch để cung cấp
cho xương chậu của mẹ di chuyển chậm chạp và sẽ bị tụ lại. Các tĩnh mạch trong
thành ruột thì bị phình to và giãn nở hết cỡ khiến chúng yếu đi, khi đó dấu hiệu của bệnh trĩ sẽ dần dần xuất
hiện.
Trong
khi đó, nội tiết tố khi mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo chung ở các mô, dĩ
nhiên trong đó có bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Hiểu đơn giản là chúng không
còn vững chắc mà bị sưng lên và giãn nở mở rộng. Do đó tích tụ và là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Một yếu
tố khác là do tổng lưu lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên đáng kể. Để có thể
cung cấp cho thai nhi đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng oxi dồi dào thì lượng
máu trong cơ thể mẹ thậm chí có thể tăng tới hơn 40% so với bình thường. Lượng
chất lỏng tăng lên nhưng hệ thống tĩnh động mạch thì vẫn như cũ nên việc quá tải
đương nhiên sẽ xảy ra. Thông thường các van và thành mạch sẽ phải hoạt động
mạnh hơn để bơm máu trở lại tim và phổi của mẹ để giúp mẹ và bé nhận thêm oxi.
Nếu mẹ
có tiền sử bệnh trĩ thì nhiều khả
năng chúng sẽ phát triển mạnh hơn khi bạn mang thai. Áp lực trong giai đoạn
thứ II của thời kì mang thai cũng sẽ dẫn đến việc bệnh trĩ phát triển. Nếu giai đoạn hai này lâu và bị kéo dài cũng sẽ
là một mối đe dọa lớn.
Do đó,
các mẹ nên thận trọng nhất có thể để tránh những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ trên bằng một chế độ ăn uống và tập luyện
nhẹ nhàng, khoa học nhất có thể.
Đọc thêm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét