BÁC SĨ GIẢI ĐÁP BỊ NGỨA HẬU MÔN VÀO BAN ĐÊM CÓ PHẢI BỆNH TRĨ KHÔNG?


Chào các bác sĩ, em đang một vấn đề hơi nhạy cảm. Gần đây, hậu môn của em bị sưng rộp lên, cảm giác cực kỳ ngứa vào buổi đêm. Trước khi xuất hiện hiện tượng này em thường bị táo bón. Em đã uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ nhưng vẫn không đỡ. Mong những bác sĩ cho em hỏi triệu chứng bị ngứa hậu môn như của em có phải là do mắc bệnh trĩ ko ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn, ngứa hậu môn là triệu chứng thông thường mà ai trong chúng ta cũng gặp phải ít nhất một vài lần trong đời. Nhẹ thì thấy hậu môn khá nóng và ngứa nhẹ. Nặng thì rát bỏng, ngứa ngáy khó chịu, lúc nào cũng muốn gãi, càng gãi càng ngứa, càng ngứa càng gãi.


Ngứa hậu môn khiến người bệnh khó chịu
Ngứa hậu môn được chia thành 2 loại: Ngứa sinh lý và ngứa bệnh lý.
Ngứa sinh lý
Là hiện tượng ngứa do hậu môn bị kích ứng do quá khô hoặc quá ướt, bị dị ứng bởi hóa chất, thức ăn, nước uống, giấy vệ sinh... Hiện tượng này không kéo dài và không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc của bạn.
Ngứa bệnh lý
Là hiện tượng ngứa kéo dài, kèm theo các triệu chứng như đau rát, ngứa không gãi không chịu được, hậu môn chảy máu và lúc nào cũng ẩm ướt, thì có thể bạn mắc các chứng bệnh như:

- Bệnh trĩ: Ngứa hậu môn là triệu chứng của bệnh trĩ thường gặp nhất. Khi bạn bị táo bón kéo dài sẽ khiến những búi tĩnh mạch căng phồng lên và lòi ra ngoài làm hậu môn như có dị vật và luôn ẩm ướt. Vùng da quanh hậu môn lại hơi mỏng, nên hậu môn ẩm ướt sẽ bị kích ứng và gây ra cảm giác ngứa và sưng phồng hậu môn.

- Rò hậu môn: Là do nhiễm trùng ống hậu môn, làm tuyến hậu môn bị viêm và tụ mủ, sau đấy lan ra vùng ngoài hậu môn. Hậu môn là khu vực tương đối nhạy cảm, với nhiệt độ vào độ ẩm cao. Thêm vào đó, lượng mủ chảy ra ở tầng sinh môn khiến môi trường hậu môn càng thêm ẩm ướt. Điều này đã tạo điều kiện cho vi khẩn phát triển và gây ngứa ngáy khó chịu.
- Tiêu chảy: Tiêu chảy thường xuyên hoặc không thể kìm được thoát ra một lượng nhỏ phân cũng có thể gây ngứa hậu môn.
- Rối loạn da: Vấn đề về da thường gặp như bệnh vẩy nến, tăng tiết bã nhờn và eczema có thể tham gia và kích thích khu vực trong và quanh đó hậu môn.
- Giun: Thường là ở trẻ em. Vào ban đên trẻ em thường bị ngứa hậu môn do ký sinh trùng giun (thường là giun kim).
- Các loại bệnh như: Nứt kẽ hậu môn, nhiễm trùng, nhiễm nấm men, tiểu đường,khối u, béo phì, viêm gan, viêm hoặc ung thư hậu môn... cũng có thể làm ngứa hậu môn.
Bị ngứa hậu môn vào ban đêm nên làm gì?


Ngâm rửa hậu môn bằng nước muối ấm pha loãng giúp điều trị ngứa hậu môn
- Nếu bị ngứa do giấy vệ sinh, băng vệ sinh, hoặc xà phòng thì nên đổi dòng khác.
- Tráng lau chùi, kỵ cọ hậu môn nhiều, lâu và quá mạnh lúc đi vệ sinh và tắm rửa.
- Lúc bị ngứa, tuyệt đối không được gãi vì sẽ làm cho hậu môn bị tổn thương.
- Không nên mặc quần áo chật, ẩm ướt, nên mặc quần áo thoáng mát, bằng cotton hoặc sợi tự nhiên.
- Giữ cho hậu môn luôn khô ráo.
- Tránh những biện pháp gây kích ứng cho hậu môn như: gia vị cay, chua, chất kích thích và nước có ga... cần bổ sung chất xơ, nước và sữa chua vào khẩu phần ăn hằng ngày.
- Ngâm rửa hậu môn bằng nước muối ấm pha loãng.
Trong trường hợp của bạn thì nguy cơ bạn bị ngứa bệnh lý do trĩ tương đối cao. Để chắc chắn nhất, bạn nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị sớm.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét