TRƯỚC KHI PHẪU THUẬT CẮT BÚI TRĨ CẦN THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM GÌ?


Chào bác sĩ, tôi bị bệnh trĩ độ 4 đã khoảng 3 tháng nay. Tôi đi khám thì được bác sĩ chỉ định cần tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ mới có thể khỏi được. Tôi biết tình trạng bệnh của mình đã nguy hiểm nên cũng chuẩn bị sẵn tinh thần. Nhưng tôi không biết trước khi phẫu thuật còn cần chuẩn bị những gì nữa không. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn!

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh trĩ



Bệnh trĩ có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh
Bệnh trĩ là bệnh hậu môn – trực tràng, xảy ra do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, đặc biệt là người bị táo bón kinh niên, công việc ít vận động, ở phụ nữ có thai. Người bị trĩ mới đầu chỉ ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát hậu môn. Trĩ ngoại thường được phát hiện và sớm điều trị nhanh hơn, do người bệnh có thể sờ thấy khi trĩ ở mức độ nhẹ. Với trĩ nội, thường người bệnh chỉ nhận biết được khi đã ở giai đoạn nặng, búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn hoặc bị tổn thương dẫn tới xuất huyết nặng, viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ.
Với bệnh nhân trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp có thể không bắt buộc sử dụng biện pháp phẫu thuật mà vẫn có thể khỏi bệnh nhờ kết hợp uống thuốc và chế độ ăn uống sinh hoạt cho người mắc trĩ, làm việc hợp lý. Những bệnh nhân trĩ độ 3, trĩ độ 4, trĩ bị tạo thành huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp có búi trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn mới phải thực hiện cách phẫu thuật nhưng vẫn cần sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Trước khi phẫu thuật cắt búi trĩ cần làm gì?


Trước khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm
Trước lúc tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân trĩ buộc phải làm một số xét nghiệm nhằm đảm bảo sự an toàn tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là những xét nghiệm mà bệnh nhân cần làm trước lúc phẫu thuật trĩ.
- Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm để xác định chức năng của thận có đang diễn ra bình thường hay không? Thận có bị viêm nhiễm trên niệu đạo hay không? Bảo đảm chức năng của thận không bị ảnh hưởng sau cuộc phẫu thuật.
- Điện tâm đồ: Đối với những người trẻ tuổi có tiền sử về bệnh tim mạch và các bệnh nhân ở độ tuổi trung niên cần được tiến hành điện tâm đồ để phòng ngừa những kích thích với hệ tim mạch.
- Xét nghiệm phân: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng của phân và của ký sinh trùng, nhằm để chẩn đoán xem bệnh nhân có mắc bệnh gì ngoài bệnh trĩ nữa không.
- Xét nghiệm gan: Tăng cường bảo vệ để tránh các bệnh viêm gan cho người bệnh.
- Xét nghiệm tiểu đường: Đối với các bệnh nhân có dấu hiệu tiểu đường phải tiến hành các xét nghiệm để loại bỏ nguyên nhân gây ra tiểu đường, hạn chế tình trạng sau lúc phẫu thuật miệng của vết thương sẽ không lành.

- Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu để kiểm tra tình trạng cơ năng của cơ thể. Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể kết luận xem bệnh nhân có tiến hành ca phẫu thuật trĩ được không? Đồng thời sẽ phán đoán các biến chứng có thể có sau ca phẫu thuật.

Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Bạn đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến cuộc phẫu thuật cắt búi trĩ nhé! Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Đọc thêm






0 nhận xét:

Đăng nhận xét