CÁC LOẠI THUỐC CHỮA BỆNH TRĨ NGOẠI HIỆU QUẢ


Chào bác sĩ, tôi bị bệnh trĩ ngoại khoảng nửa năm nay. Tôi cũng đi khám và dùng một số loại thuốc nhưng bệnh chưa có dấu hiệu tiến triển, không biết những loại thuốc tôi sử dụng có đúng không. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi các loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả. Tôi cảm ơn!

Chào bạn, theo thống kê cho thấy hiện nay ở nước ta có khoảng 50% người từ 50 tuổi trở lên bị mắc bệnh trĩ. Đối tượng bệnh nhân ở độ tuổi trẻ hơn cũng đang tăng cao nguy cơ mắc bệnh, nhất là bệnh trĩ ngoại. Điều trị trĩ ngoại không khó, những cách thông thường như đốt điện, thắt, phẫu thuật… khiến cho nhiều người có cảm giác lo sợ. Do vậy, nhiều người tìm đến các loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại.

Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại toàn thân

Cần chú ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại
Với loại thuốc này, các bạn có thể yên tâm dùng riêng lẻ hoặc uống phối hợp với các loại thuốc khác để làm bền thành mạch, chống viêm, nhuận tràng... Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại toàn thân thường chứa những biệt dược:
Rutinozid và vitamin C: Có công hiệu làm bền thành mạch. Người bệnh nên giảm thiểu uống thuốc sau 17 giờ, vì tác dụng phụ của vitamin C là gây hưng phấn cục bộ ở hệ thần kinh làm người bệnh mất ngủ.
Cao meliot và rutinozid: Tăng khả năng phân hủy protein có trọng lượng phân tử cao gây hiện tượng ứ nước ở búi trĩ, kích thích sự co mạch cũng như sức đề kháng mạch, giảm tính thấm ngấm, đồng thời gia tăng và điều hòa các co thắt của nút bạch huyết. Loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại này dùng điều trị bệnh trĩ ngắn hạn. Nếu như dùng những biệt dược này ở dạng dung dịch lỏng thì cần cẩn thận khi người bệnh cao tuổi hay phụ nữ cho con bú vì thuốc chứa những hợp chất tương tự như rượu, sẽ gây buồn nôn, nôn, khó chịu, nhức đầu, ngứa, phát ban…
Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại sử dụng tại chỗ
Trong y khoa thường gọi loại thuốc này là thuốc đạn (để đặt vào hậu môn), thuốc mỡ hay kem dùng chữa trị các thương tổn nằm phía bên cạnh rìa hậu môn. Thuốc có thể được dùng riêng lẻ hay để phối hợp với những hoạt chất khác nhằm chống tắc mạch và huyết khối, làm thương tổn mau lành, giảm đau, chống cương tụ, chống đau ngứa, giảm căng tức và đỡ đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn, nấm, giảm đau, chống co thắt cơ.
Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại dạng tiêm


Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc tiêm chữa bệnh trĩ
Loại thuốc tiêm thường dùng trước đây là chlohydrat quinin - ure 50% (kinurea) để trị trĩ ngoại. Nhưng tác dụng không mong muốn của thuốc là có thể gây tai biến như đau, chảy máu, thậm chí lở loét ở nơi tiêm, nên ngày nay, bệnh viện thường dùng dầu phenol (trong ấy mang chứa phenol, butoform, menthol,…) ít gây tai biến hơn. Đây là loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại dạng tiêm gây xơ, thủ thuật tiêm khá khó: đầu kim bắt cần đến (và chỉ được) chạm tới lớp niêm mạc dưới da, nếu tiêm vào niêm mạc hoặc tiêm trực tiếp vào lớp cơ thì nơi tiêm sẽ bị loét và dẫn tới hoại tử. Khuyến cáo của các chuyên gia y tế là người bệnh không được tự ý dùng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại dạng tiêm tại nhà.
Những thuốc trị bệnh trĩ ngoại có tác dụng giúp tiêu trừ những triệu chứng của bệnh, giúp cho tình trạng bệnh nhân ổn định và người bệnh đỡ khó chịu. Điều quan trọng là bệnh nhân phải đi khám chuyên khoa để có kết luận là bị trĩ hay không, trĩ ở độ nào… thì mới có thể sử dụng thuốc cho thích hợp. Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại theo y học cổ truyền cũng có hiệu quả nhưng cần đến các bệnh viện y học cổ truyền có uy tín. Có nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc của những cơ sở tự giới thiệu là bào chữa theo cách “gia truyền”, hoặc dùng những bài thuốc tự chế không rõ nguồn gốc sẽ có nguy cơ không khỏi bệnh mà còn có thể gây tai biến.

Do đó, trước khi sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại, bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ để tránh những hệ quả xấu có thể xảy ra.

Đọc thêm



0 nhận xét:

Đăng nhận xét