DẤU HIỆU PHÁT HIỆN BỆNH TRĨ QUA BÚI TRĨ


Chào bác sĩ, tôi thường xuyên bị táo bón, gần đây tình trạng nghiêm trọng hơn. Tôi thường xuyên đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, có khi thấy cục thịt lồi ở hậu môn. Tôi nghi ngờ đó là búi trĩ và tôi đã mắc bệnh trĩ. Nhưng tôi không biết tình hình bệnh của tôi như thế nào, có đúng là bệnh trĩ không. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi dấu hiệu phát hiện bệnh trĩ qua búi trĩ. Tôi cảm ơn!
Chào bạn, trĩ là bệnh tương đối phổ biến tại vùng hậu môn trực tràng, qua những triệu chứng không khó để nhận biết búi trĩ tuy nhiên rất nhiều người vì ngại do bệnh ở vùng nhạy cảm nên quyết định giấu bệnh và sống cùng bệnh.

Búi trĩ là do các tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị chèn ép quá mức và bị giãn ra, tạo thành một hay nhiều búi trĩ, búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược được gọi là trĩ nội, búi trĩ xuất hiện phía dưới đường lược xuất hiện mẩu da thừa ngoài hậu môn gọi là trĩ ngoại.

Dấu hiệu phát hiện bệnh trĩ qua búi trĩ
Triệu chứng trước lúc xuất hiện búi trĩ ở bệnh nhân thường là chảy máu ở hậu môn, lúc đầu chảy máu ít, thường thấm vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu, về sau máu chảy nhiều hơn, có trường hợp chảy thành tia, dẫn đến mất máu nhiều. Sau triệu chứng chảy máu giai đoạn 2 búi trĩ bắt đầu xuất hiện.
Dấu hiệu phát hiện bệnh trĩ nội qua búi trĩ


Các giai đoạn trĩ nội

Trĩ nội khó nhận biết hơn trĩ ngoại, thông thường phần lớn bệnh nhân khi thấy xuất hiện búi trĩ mới phát hiện ra bệnh của mình, trĩ nội được chia làm 4 cấp độ:
Cấp độ I: Bệnh nhân mới mắc bệnh, búi trĩ chưa được hình thành rõ ràng, hoặc hình thành nhưng chưa ra ngoài, chỉ có hiện tượng chảy máu hậu môn.
Cấp độ II: Búi trĩ bắt đầu ra ngoài hậu môn mỗi khi đi cầu, kèm theo hiện tượng đau rát, chảy máu, tuy nhiên búi trĩ sẽ tự co lại ngay sau ấy, ở giai đoạn này, búi trĩ chưa ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Cấp độ III: Búi trĩ lòi ra khi đi đại tiện nhưng không tự co lên được, cần sử dụng tay đẩy mới lên, giai đoạn này máu chảy ít hơn, đau rát cũng hạn chế khiến cho người bệnh thường chủ quan mà không biết rằng đây là giai đoạn cuối cùng có thể điều trị bằng cách nội khoa mà không cần phẫu thuật.
Cấp độ IV: Đây là cấp độ bệnh nặng nhất, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài mà không đưa vào được nữa, nguy cơ dẫn đến sa nghẹt trĩ, nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ rất cao, ở cấp độ này, bệnh nhân thường cần dùng tới cách phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.
Dấu hiệu phát hiện bệnh trĩ ngoại qua búi trĩ



Bệnh trĩ ngoại
Hậu môn xuất hiện những mảnh da thừa, đây là những búi tĩnh mạch trực tràng, hình dạng ngoằn nghèo. Các búi trĩ thường sưng phồng lên và có thể xẹp xuống nếu như dùng tay ấn nhẹ, thường xuyên chảy máu, sưng mủ nước và đau nhức khi đi đại tiện và càng ngày càng nặng thêm. Bệnh nhân có thể có biểu hiện sốt nhẹ khi búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn.

Tự nhận biết búi trĩ ở nhà
Bệnh nhân sau một thời gian bị chảy máu có thể tự kiểm tra búi trĩ bằng cách sau đây:
Ngồi hoặc chống tay sao cho mông chổng lên để lộ đầy đủ vùng hậu môn, nhờ người thân (bố mẹ, vợ chồng) xem xét hộ.
Với bệnh nhân bị trĩ nội: Cấp độ một và 2 thường không thấy gì. Với cấp độ 3 trường hợp banh mép hậu môn cho rộng ra, hoặc rặn mạnh sẽ thấy búi trĩ lòi ra. Cấp độ 4 những búi trĩ sẽ lòi ra ngoài thường xuyên, dễ dàng nhìn thấy. Có thể sử dụng ngón tay nhẹ nhàng cho vào ống hậu môn sẽ thấy các vùng tương đối phồng, và xẹp đi lúc bị ấn vào
Với bệnh nhân trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn, bao gồm 2 đám rối tĩnh mạch thông với nhau. Búi trĩ dưới được da che phủ, búi trĩ trên có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường.

Trên đây là thông tin về búi trĩ và các dấu hiệu phát hiện bệnh trĩ tại nhà nhanh chóng, khi phát hiện ra bệnh, tốt nhất nên đi khám và điều trị kịp thời tránh trường hợp búi trĩ phát triển quá to, việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn.

Đọc thêm




0 nhận xét:

Đăng nhận xét