Chào
bác sĩ, tôi là Hoa, sống và làm việc tại Hà Nội. Do đặc thù công việc văn phòng
nên tôi ít khi vận động, di chuyển dẫn tới tình trạng bị bệnh trĩ. Do bệnh khá
nhạy cảm nên tôi không đi khám mà tìm hiểu những bài thuốc chữa bệnh trĩ tại
nhà. Gần đây tôi có nghe nói bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng hoa mào gà hiệu quả lắm
nhưng chưa sử dụng bao giờ. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi biện pháp này có hiệu
quả không và nêu có thì cách sử dụng như thế nào ạ? Tôi cảm ơn!
Hoa mào gà là một
loại cây khá quen thuộc với tất cả mọi người, trong hoa mào gà chứa nhiều chất
dinh dưỡng và hoạt chất như đạm, chất béo, và các loại vitamin B1, B2, B4… có
tác dụng vô cùng tốt trong việc chữa bệnh trĩ.
Cây mào gà chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?
Cây mào gà chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?
Mào gà, thuộc họ
rau dền, cây thảo cao đến 60 – 90 cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn.
Lá có phiến hình trái xoan, có lúc hình ngọn giáo nhọn. Hoa đỏ, vàng và trắng,
có cuống rất ngắn. Quả hình trái xoan. Cụm hoa được sử dụng để làm thuốc.
Theo Đông y thì hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, lậu, hạ huyết… Ngoài sử dụng hoa thì cành và lá cây hoa mào gà cũng có tác dụng cầm máu và điều trị viêm loét hiệu quả.
Các bài thuốc về hoa mào gà chữa bệnh trĩ
Hoa mào gà có tác dụng chữa bệnh trĩ hiệu quả
Đối với những
người bị bệnh trĩ thì sử dụng hoa mào gà sao cháy tán thành 1 mịn, uống từ 6-9g,
ngày uống 2 đến 3 lần, hoặc có thể kết hợp với những vị thuốc đông y khác làm tăng
hiệu quả như:
15g Hoa mào gà, 6g
phòng phong, 10g tông lư thán sắc với nước
3 bát nước lấy 1 bát, ngày uống 2 tới 3 lần hoặc 30g hoa mào gà, 30g ngải diệp
sắc với 3 bát nước lấy 1 bát ngày uống 2 đến 3 lần, sử dụng trong thời gian dài
sẽ tạo lên hiệu quả tích cực.
Ngoài ra, hoa
mào gà có thể dùng để xông, bôi, ngâm và đắp lên vùng trĩ chống viêm, giảm đau
hiệu quả:
3g Hoa mào gà, 3g
ngũ bội tử, băng phiến, tán thành bột sau đấy trộn với mật ong bôi lên vùng
loét. Ngày làm 2 lần sẽ giúp chống viêm, giảm đau, sưng tấy.
Đun hoa mào gà với
nước ngồi xông, khi nguội thì có thể ngâm vùng hậu môn vào chậu, sử dụng bã để
đắp lên búi trĩ cũng mang lại hiệu quả tích cực.
Ngoài hoa mào gà
thì có thể sử dụng các loại thảo dược khác như diếp cá, hoa hòe, đương quy,
tinh chất nghệ… cũng mang lại hiệu quả tích cực, giảm nhanh những triệu chứng của
bệnh trĩ như táo bón, đau rát, chảy máu, sa búi trĩ.
Để chữa bệnh trĩ triệt để, bên cạnh việc sử dụng các thảo dược thì người bệnh
cũng cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc…
để bổ sung chất xơ cho cơ thể.
Uống nhiều nước mỗi ngày, nước giúp giai đoạn trao đổi chất diễn ra nhanh chóng và làm mềm phân từ đó ngăn ngừa táo bón – nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu hiện nay.
Vận động thường
xuyên, hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu, bê vác vật nặng… sẽ gây áp lực đến các
tĩnh mạch vùng hậu môn.
Tập thói quen đi
cầu hàng ngày vào một giờ nhất định sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động thấp hơn.
Ngăn ngừa những bệnh về đường ruột.
Chữa bệnh trĩ bằng hoa mào gà mang lại hiệu quả khá tốt nhưng biện pháp này
chỉ phù hợp với bệnh nhân bệnh trĩ nhẹ, đối với các trường hợp bị trĩ nặng thì
bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và đưa ra biện pháp điều trị
phù hợp.
Đọc thêm
- HÀNH TRÌNH CHỮA KHỎI BỆNH TRĨ
- ĐÔI LỜI TÂM SỰ VỀ BỆNH TRĨ VÀ LIỀU THUỐC CỦA BÁC SĨ HƯƠNG
- 10 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ TỰ NHIÊN
- CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH TRĨ ÍT XÂM HẠI
0 nhận xét:
Đăng nhận xét