NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG HỒNG NGOẠI


Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng hồng ngoại là một trong những phương pháp đã được các bác sĩ ứng dụng hàng trăm năm nay. Thực tế cho thấy rất nhiều bệnh nhân sử dụng phương pháp này và đã có hiệu quả khá tốt trong việc điều trị bệnh trĩ.
Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng tia hồng ngoại là gì?


Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng tia hồng ngoại

Phương pháp này này được Neiger đưa ra từ năm 1979. Sau đó Leicester so sánh làm đông bằng tia hồng ngoại với phương pháp chích xơ và thắt dây thun.

Nguyên tắc của phương pháp chữa bệnh trĩ bằng tia hồng ngoại là dùng một bóng đèn tungsten-halogen phát ra tia hồng ngoại hội tụ trên búi trĩ nhờ một gương phản chiến bằng vàng đặt bên trong một ống polymer tương tự cách tạo tia laser.

Tia hồng ngoại sẽ đi xuyên qua mô đến lớp dưới niêm mạc, rồi biến thành nhiệt năng gây ra hiện tượng viêm, làm mô đông lại dứơi tác động của sức nóng, tạo nên sẹo, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ ở vùng hậu môn, cố định búi trĩ vào ống hậu môn.

Thiết bị được chế tạo tương tự cây súng. Đầu thiết bị sẽ được các bác sĩ áp trực tiếp vào búi trĩ. Sau đó các bác sĩ sẽ bấm cò. Toàn bộ quá trình điều trị bệnh trĩ bằng tia hồng ngoại chỉ kéo dài vài giây đồng hồ. Một vùng bị đông rộng 3-4 ly vuông, để lại ổ loét và lành sau khoảng 1 tới 2 tuần. Tùy thuộc vào kích thước búi trĩ, các bác sĩ sẽ có thể áp 4 điểm cùng búi trĩ. Mỗi lần điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp này chỉ nên giải quyết 1 hoặc 2 búi trĩ. Sau 3 đến 4 tuần lễ có thể điều trị bổ sung.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng hồng ngoại đem lại hiệu quả khá tốt tuy nhiên chi phí khá đắt đỏ nên ít được sử dụng hơn các phương pháp tiết kiệm chi phí khác.
Chỉ định người bệnh khi chữa bệnh trĩ bằng tia hồng ngoại


Liệu pháp làm đông bằng tia hồng ngoại

Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng liệu pháp làm đông bằng tia hồng ngoại này chỉ sử dụng cho búi trĩ độ 1 và độ 2. Đối với các trường hợp có búi trĩ ngoằn ngèo không thể thắt trĩ được, vùng được làm đông được chích thuốc tê trước vì trong quá trình thực hiện, bệnh nhân có thể bị đau.
Ưu điểm của biện pháp này là hiếm trường hợp gặp biến chứng. Trong một báo cáo có 51 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 3 người bị nứt kẽ hậu môn sau khi trị. Tuy nhiên theo dõi sau 8 tháng sau, các bệnh nhân này cũng không hề xuất hiện các biến chứng nào khác.
Nghiên cứu này cũng so sánh với phương pháp trị bệnh trĩ bằng đốt điện thì thấy kết quả tương tự nhau.
Làm đông bằng tia hồng ngoại là cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất cho búi trĩ độ I, độ II nhất là khi không thể áp dụng phương pháp thắt dây thun. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là đắt tiền.
Sau khi loại bỏ búi trĩ bằng tia hồng ngoại, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt những điều bác sĩ hướng dẫn, bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ như hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… uống nhiều nước mỗi ngày nhằm giúp phân mềm hơn ngăn ngừa táo bón – nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu hiện nay.

Ngoài ra, bệnh nhân trĩ cũng nên hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu, bê vác vật nặng vì có thể sẽ làm bệnh trĩ có nguy cơ tái phát trở lại, tốt nhất sau khi sử dụng phẫu thuật cắt búi trĩ bệnh nhân nên dùng thuốc hỗ trợ phục hồi.


Đọc thêm



1 nhận xét:

  1. Nặc danh6.12.18

    Xin hỏi chữa trị bằng tia hồng ngoại này có bị chảy máu và bị đau lắm ko?

    Trả lờiXóa