4 LOẠI VẬN ĐỘNG CẦN TRÁNH KHI BỊ TRĨ


Điều trị bệnh trĩ cần chăm vận động, nhưng có những loại vận động không phù hợp, bạn cần tránh những loại này:
Các bài tập nâng, đẩy tạ


Các bài tập tạ, đẩy tạ có thể khiến búi trĩ thò hẳn ra ngoài mà bệnh nhân không thể kiểm soát được. Khi tập các bài với tạ, chúng ta thường xuyên phải gồng cơ bụng đồng thời nín thở. Điều này khiến áp lực đè lên ổ bụng đột ngột tăng, nhất là khi đẩy tạ quá nặng lên tới 80-100 kg.

Nếu muốn tập tạ, chú ý khối lượng tạ tối đa chỉ được bằng 1/3 khối lượng của cơ thể nếu không sẽ khiến triệu chứng bệnh trĩ nặng thêm.

Chạy nhanh

Về lý thuyết, chạy nhanh rất có lợi cho người mắc bệnh trĩ, nó sẽ đánh tan việc ứ trệ máu tại tĩnh mạch, làm hiện tượng co dãn quá đà ở tĩnh mạch giảm thiểu. Nhưng thực tế không phải thế, để chạy nhanh chúng ta cần cố gắng lấy hơi, thở đúng cách, nhưng lúc nào cũng trong tình trạng căng cứng cơ bụng, bạn không thể thoải mái cơ bụng vì không giữ được áp lực cố định trong bụng, cần nín thở hoặc lấy hơi dài; đây là thử thách lớn với người bệnh. Vì vậy, nếu bạn đang điều trị bệnh trĩ thì hãy tập đi bộ thay vì chạy nhanh.
Tập cơ bụng

Đối với nam giới, cơ bụng 6 múi được coi là niềm tự hào và tiêu chuẩn để phấn đấu. Nhiều người còn đeo thêm tạ 5kg lên vai, ngực, cổ để tập nặng và hiệu quả hơm. Tuy nhiên, khi gập xuống; cơ thể lại phải nhịn hơi, áp lực đè cực nặng lên trực tràng, làm tăng áp lực lên ổ bụng, máu kém lưu thông, và là nguyên nhân gây ra trĩ, thậm chí khiến triệu chứng bệnh trĩ nặng thêm nhiều.

Thiền và yoga


Ngồi thiền và tập yoga giúp trấn an thần kinh, cực kỳ tốt cho những người stress, huyết áp tăng, có những sang chấn nhẹ về mặt tâm lý. Là một phương pháp chữa trị bệnh cực kỳ tốt và giúp trấn an tinh thần vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, thời lượng tập lâu, phải ngồi quá lâu chính là yếu tố khiến những dấu hiệu của bệnh trĩ trở nặng. Điều này không phù hợp với bệnh nhân trĩ. 



Đọc thêm



0 nhận xét:

Đăng nhận xét