TRẺ BỊ ĐAU HẬU MÔN CÓ PHẢI DẤU HIỆU BỆNH TRĨ?


Giúp em với, con em cứ kêu đau hậu môn!

Thưa Bác sĩ! Con trai em năm nay lên 6 tuổi. Mấy ngày gần đây, cháu hay kêu đau đít. Vậy cho em hỏi đó là hiện tượng gì ạ? Trẻ bị đau hậu môn có phải bị trĩ không ạ?

 Trẻ bị đau hậu môn có phải bị bệnh trĩ?
Để trả lời câu hỏi về hiện tượng trẻ bị đau hậu môn, BS. Nguyễn Vũ Cẩm Tú, Chuyên khoa Nội - Sản - Nhi, Khoa Giám định, Viện Pháp y Quốc gia đã chia sẻ những thông tin dưới đây.
Chào bạn,
Với trường hợp bạn miêu tả, dấu hiệu trẻ bị đau hậu môn không rõ ràng nên rất khó để kết luận bé nhà bị bệnh gì. Thường thì bệnh trĩ ít gặp ở trẻ em nhưng nếu trẻ bị đau hậu môn có kèm theo triệu chứng táo bón lâu ngày thì có thể bị lòi dom. Táo bón khiến cho bé gặp nhiều bất tiện khi đại tiện. Khi đi vệ sinh bé phải dùng sức để rặn, rặn nhiều có thể khiến trực tràng bị lòi ra ngoài, dân gian thường gọi đó là bệnh lòi dom. Một khả năng khác là táo bón lâu ngày cũng sẽ làm tăng áp lực ở các búi tĩnh mạch quanh hậu môn ở trẻ, dần dần sẽ gây ra bệnh trĩ lòi dom.
Giúp trẻ bị đau hậu môn thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh trĩ lòi dom !
Để giúp trẻ bị đau hậu môn không còn cảm thấy khó chịu và đau đớn, mẹ cần xác định được đúng nguyên nhân gây ra tình trạng để có biện pháp chữa trị. Nếu hiện tượng trẻ bị đau hậu môn do táo bón lâu ngày thì các mẹ có thể tham khảo một số mẹo sau:
Để giúp bé không bị táo bón, mẹ nên tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ. Bên cạnh đó, mẹ cũng chú ý tăng cường các loại rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Cụ thể, mẹ nên bổ sung các loại rau như: rau cần, hẹ,.. kết hợp với sử dụng các loại hoa quả có lợi như: chuối, bưởi hoặc cam cùng với uống nước đun sôi để ấm.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng cho bé uống một chút nước mật ong pha bằng nước sôi vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60 ml.
Khi bé bị táo bón, mẹ có thể xoa bụng cho bé để giúp nhuận tràng. Cách xoa bụng giúp bé nhuận tràng được thực hiện như hướng dẫn sau:
Mẹ cho trẻ nằm ngửa trên giường. Dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, nhẹ nhàng xoa từ bụng trên bên phải sang bụng trên bên trái, xuống bụng dưới bên phải. Thực hiện kết hợp các động tác xoa, xoay và day cùng với đẩy như vậy. Sau đó, tiếp tục thực hiện theo chiều tuần tự ngược lại trong vòng 10 phút. Mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ đại tiện dễ dàng hơn. Tiếp tục xoa cho bé trong khoảng 1 – 2 tuần tiếp theo để bé thực sự không còn cảm thấy đại tiện khó nữa.
Mẹ cũng nên chú ý giúp trẻ giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn. Rửa nước ấm sau mỗi lần đại tiện và trước khi đi ngủ để giúp khả năng tuần hoàn máu nơi cửa hậu môn tốt hơn.
Trẻ bị đau hậu môn thường do bệnh sa trực tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ lòi dom. Chính vì vậy nếu trẻ có các biểu hiện như khối sa đỏ tươi, chảy máu, thì rất có thể đây là dấu hiệu bệnh sa trực tràng.
Cách tốt nhất để mẹ biết chính xác trẻ bị đau hậu môn do đâu và cách điều trị thế nào là hãy đưa bé đi khám để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra kết luận chính xác.

Chúc bé luôn khỏe! 

Đọc thêm


3 nhận xét:

  1. Nặc danh3.4.20

    giờ trẻ em rất ít ăn rau, ăn bánh kẹo uống sữa nhiều, rồi gà rán, khoai tây chiên, bảo sao không táo bón. Nhưng hình như bố mẹ chúng không lo lắng thì phải, tôi thấy ở thành phố hâu như toàn vậy, bố mẹ mua sẵn đồ ăn vặt cho con, ăn suốt ngày thôi, mà chẳng chú ý cho chúng nó ăn rau

    Trả lờiXóa
  2. con nhà mình toàn phải ép ăn rau, ko thì nó cũng ko ăn đâu. nhưng các món chú ý cải biến trộn nhiều rau vào là sẽ ăn, nếu chỉ rau luộc ko thì ko ăn bao giờ.

    Trả lờiXóa
  3. bé nhà em ăn rau nhiều nhưng vẫn bị bón, ko biết làm sao, phân cứ lổn nhổn khô mà phải rặn

    Trả lờiXóa