BỆNH TRĨ Ở TRẺ EM - DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ CHA MẸ CẦN BIẾT


Trĩ là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên học cách nhận biết để có cách điều trị tốt nhất với bệnh trĩ ở trẻ em.
Trĩ là bệnh được hình thành do sự phình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh vùng hậu môn. Các đám rỗi tình mạch này khi hoạt động kém, máu kém lưu thông gây ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra.
Bệnh trĩ ở trẻ em hình thành do nhiều yếu tố: ở trẻ nhỏ cơ hậu môn tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, bên cạnh đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thế trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên. Nếu ngồi bô trong thời gian dài, trẻ sẽ dùng lực và phải nín thở, áp lực ở vùng bụng tăng cao, trực tràng chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột.
Ở những trẻ sau khi đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ ở trẻ em. Nếu trẻ bị trĩ nhẹ, sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại, lặp lại nhiều lần tình trạng bệnh sẽ nặng và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, phù thũng…


Trẻ ngồi bô lâu, dùng lực và nín thở khi đi đại tiện có thể hình thành trĩ

2.     Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em

Trẻ em bị trĩ chủ yếu thường là do bị táo bón lâu ngày, táo bón làm cho trẻ khó chịu, đầy bụng, ăn chậm. Nguyên nhân chính gây bệnh là do chế độ ăn dinh dưỡng của trẻ chưa được hợp lý  cùng với đó là sự chưa hoàn thiện về hệ tiêu hóa của trẻ.
Khi bị mắc bệnh trĩ trẻ sẽ kêu đau mỗi khi đi đại tiện, và trẻ nhỏ sẽ không hề biết . Vì vậy cha mẹ cần đặc biệt chú ý mỗi khi trẻ có biểu hiện đau hậu môn để có phương pháp điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em như đi đại tiện khó, chảy máu, phù thũng hoặc sa búi trĩ ra ngoài hậu môn…các biểu hiện này rất dễ để nhận biết.

3.    Chữa bệnh trĩ ở trẻ em như thế nào?
Khi trẻ bị trĩ ,cha mẹ cần phải thực hiện những cách dưới để chữa bệnh cho trẻ.
-       Có chế độ ăn uống hợp lý, cho trẻ ăn nhiều rau củ, hoa quả tươi ngon và mật ong để trẻ không bị táo bón. Các mẹ cần lưu ý tránh chỉ cho ăn một loại thức ăn.


Có chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ với nhiều rau, củ, quả.
-       Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần.
-       Vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho trẻ: rửa bằng nước ấm sau khi đi đại tiện và trước khi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài từ các loại thảo dược thiên nhiên như nghệ, kinh giới, diếp cá…
-       Nếu bị táo bón, hãy cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay áp sát vào phần cơ bụng của trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa, xoay, day, đẩy như vậy và làmtheo chiều ngược lại – động tác này có tác dụng giúp nhuận tràng. Không nên làm nặng tay quá và mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ đại tiện được. Làm như vậy liên tục trong 1 – 2 tuần để hỗ trợ chữa trị.  
Cha mẹ lưu ý, bệnh sa trực tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ ở trẻ em, vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, khối sa đỏ tươi, thì có thể trẻ đã bị bệnh sa trực tràng. Hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị tốt nhất.


Đọc thêm







0 nhận xét:

Đăng nhận xét