Số người mắc bệnh trĩ không ngừng
tăng lên ở mọi độ tuổi. Số đông người mắc bệnh trĩ có tâm lý chung là ngại
ngùng khi đi khám và điều trị. Bài viết dưới đây chia sẻ các giai đoạn của bệnh trĩ và phương pháp điều trị phù hợp và hiệu
quả nhất.
Nhiều người có tâm lý chủ quan bệnh
trĩ không nghiêm trọng tới sức khỏe nên khi bệnh đã nặng thì mới đi khám.
Bệnh trĩ để càng lâu thì điều trị
càng mất thời gian và tốn kém. Đặc biệt gây đau đớn và áp lực cho người bệnh.
Tư
vấn của bác sĩ về điều trị bệnh trĩ theo cấp độ
Bệnh trĩ gồm những giai đoạn sau:
Trĩ cấp độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất ở người mắc bệnh trĩ. Dấu hiệu để nhận biết là đi đại tiện ra máu, máu lẫn trong phân hoặc chảy thành giọt nhỏ ra bên ngoài. Khi tiến hành nội soi niêm mạc thì thấy có các nốt nhỏ, dạng mềm, màu đỏ và có các búi trĩ nhỏ nhưng chưa lồi ra bên ngoài hậu môn. Giai đoạn này người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy, ẩm ướt quanh vùng hậu môn.
Trĩ cấp độ 2
Hiện tượng chảy máu diễn ra nhiều và
thường xuyên hơn, nguyên nhân chính gây ra viêm nhiễm và cảm giác đau đớn ở
vùng hậu môn. Các búi trĩ hình thành và phát triển to, lồi dần ra hẳn bên ngoài
khi đi đại tiện nhưng sau đó lại thu vào bên trong. Nội soi sẽ thấy niêm mạc
trở nên dày hơn, màu của các búi trĩ trở thành màu tím kèm theo dịch.
Trĩ cấp độ 3:
Giai đoạn này bệnh trĩ
phát triển nặng hơn nên cảm giác đau đớn sẽ tăng dần so với hai giai đoạn
trước. Các búi trĩ ngày càng chuyển thành màu sẫm, to hơn và niêm mạc dày hơn.
Các búi trĩ lồi ra ngoài hậu môn mà không thể thu vào được bên trong.
Trĩ cấp độ 4:
Giai đoạn này búi trĩ
lồi hẳn ra ngoài gây cảm giác vướng víu, khó chịu vô cùng do các vòng cơ bị co
thắt, cản trở máu lưu thông khiến búi trĩ bị tắc nghẽn và hoại tử.
Phương
pháp điều trị bệnh trĩ được áp dụng nhiều hiện nay
Tùy vào các giai đoạn của bệnh trĩ mà bác sĩ
sẽ tư vấn và điều trị bằng phương pháp phù hợp cho bạn.
Đối với bệnh trĩ giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thì thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bạn điều trị bằng thuốc. Một số loại thuốc hiện nay như Safinar kèm với thuốc bôi, thuốc đặt khiến búi trĩ teo dần. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần thực hiện cùng chế độ ăn uống khoa học, chịu khó luyện tập.
Trĩ
ở cấp độ 3 và cấp độ 4 nặng hơn nên sử dụng nội soi sẽ không hiệu quả. Vì vậy
bác sĩ thường sẽ khám và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Phương pháp này
sẽ để lại một số hệ quả cho người bệnh như: hậu môn hẹp, đi tiểu không kiểm
soát, nguy cơ tá phát cao.
Tùy theo các giai đoạn của bệnh trĩ mà người bệnh có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Tuy nhiên không nên lạm
dụng các thuốc Tây y nhiều. Nếu ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thì người bệnh nên
điều trị bằng các bài thuốc dân gian để điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả,
không gây biến chứng và tác dụng phụ như phương pháp phẫu thuật mà nguy cơ tái
phát cao.
Đọc thêm
- CÓ THỂ CHỮA BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 1 TẠI NHÀ KHÔNG?
- ĐAU KHỔ HƠN 5 NĂM VÌ BỆNH TRĨ HÀNH HẠ
- TÔI ĐÃ CHỮA BỆNH TRĨ ĐỘ 2 BẰNG YOGA THẾ NÀO?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét