BỆNH TRĨ TÁI PHÁT SAU PHẪU THUẬT: PHẢI LÀM SAO?


Người bị bệnh trĩ ở những cấp độ nặng có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp bệnh trĩ tái phát chỉ sau vài tháng hoặc lâu hơn. Nguyên nhân bệnh trĩ tái phát chủ yếu là do người bệnh chưa tuân thủ đúng các hướng dẫn đầy đủ của thầy thuốc tại các thời điểm trước, trong và sau khi phẫu thuật. Hoặc cũng có thể do người bệnh chưa biết cách phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.


 Bệnh trĩ có thể tái phát sau phẫu thuật

Phẫu thuật cắt trĩ có thể không trị dứt điểm bệnh !

Bệnh trĩ hay thường được gọi là lòi dom, hình thành do sự dãn nở quá mức của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ. Sự dãn nở quá mức này khiến tĩnh mạch trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hoặc cả hai có hiện tượng phồng lớn và gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ có thể xảy ra với bất cứ ai có thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu điều độ (như chế độ ăn thường xuyên thiếu chất xơ hay lạm dụng đồ ăn cay nóng). Đặc biệt, đối với những người luôn làm việc với một tư thế cố định như đứng hay ngồi quá lâu (thường thấy ở những người lái xe, thợ may,...) hay những người phải dùng nhiều sức lực như phải khuân vác thì đều rất dễ mắc phải bệnh trĩ.
Về nguyên tắc điều trị, người bị bệnh trĩ được chữa khỏi hẳn sẽ không còn cảm giác đau rát hay chảy máu và ngứa hận môn nữa. Để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát thì điểm mấu chốt ở đây là phải triệt tiêu được các búi trĩ đồng thời gia tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ. Theo đó, các phương pháp Tây y được áp dụng sẽ bao gồm các thủ thuật hay phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ và tiến hành thắt các tĩnh mạch trĩ (các phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ với ưu điểm thời gian nằm viện không quá dài cùng với khả năng giảm đau nhiều sau mổ)
Tuy nhiên, cũng theo ý kiến của nhiều người đã tiến hành điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật, họ thường cảm thấy rất đau đớn, quá trình hồi phục cũng không hề dễ dàng và nhanh chóng. Nếu người bệnh không nắm rõ các cách chăm sóc hậu phẫu thuật thì rất có thể khiến bệnh trĩ tái phát hoặc gặp phải một số biến chứng khác như: nhiễm trùng hậu môn hay hẹp hậu môn,…

Làm sao để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát?

Theo các bác sỹ chuyên khoa hậu môn - trực tràng thì để phòng tránh bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật, người bệnh nên hạn chế khả năng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lưu ý thực hiện nghiêm túc một chế độ sinh hoạt hợp lý. Đó là việc đảm bảo cơ thể được nạp đủ chất xơ, uống đủ nước, đặc biệt hạn chế đồ cay nóng hay chất kích thích. Đồng thời, người bệnh cũng nên kết hợp vận động hay tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, bơi lội,…


 Điều trị bệnh trị bằng Đông y giúp hạn chế bệnh trĩ tái phát
Đối với những người bị bệnh trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp thì có thể khỏi nhờ sử dụng các phương pháp chữa bệnh trĩ bằng Đông y mà không nhất thiết phải trải qua phẫu thuật. Phẫu thuật cắt trĩ chỉ áp dụng với bệnh nhân bị bệnh trĩ độ 3, trĩ độ 4 hoặc trĩ hỗn hợp với tình trạng có búi trĩ to, bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính hoặc trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều.
Các bài thuốc Đông y chủ yếu được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên có tính an toàn đối với mọi đối tượng bị bệnh trĩ khác nhau theo các chỉ dẫn của bác sỹ. Trong số các loại dược liệu thì diếp cá, đương qui và tinh chất nghệ là những loại thảo dược được sử dụng điều trị bệnh trĩ cũng như phòng ngừa bệnh trĩ tái phát hiệu quả. Thông qua cơ chế tác động tận gốc mầm bệnh, đồng thời hỗ trợ hệ tĩnh mạch trĩ bền vững, ngăn chặn việc hình thành các búi trĩ mới cũng như chống viêm và chống táo bón sau phẫu thuật; các phương pháp Đông y sẽ giúp cải thiện các triệu chứng như đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn.

Vậy, ngoài lựa chọn phẫu thuật cắt trĩ thì để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát bạn cũng có thêm một phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng Đông y, rất an toàn và lành tính. Hãy liên hệ với các bác sỹ để biết thêm chi tiết cũng như được hướng dẫn điều trị bệnh trĩ bằng Đông y đúng cách.


Đọc thêm




0 nhận xét:

Đăng nhận xét