PHƯƠNG PHÁP DỰ PHÒNG BỆNH TRĨ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN


Để phòng bệnh trĩ theo y học cổ truyền, ngoài việc tập bỏ những thói quen xấu, chế độ ăn uống thích hợp thì dự phòng bệnh trĩ cũng rất quan trọng. Trong đó các biện pháp y học cổ truyền chữa bệnh trĩ có khả năng loại trừ các hành vi nguy cơ cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa đến 80% bệnh trĩ.

Bệnh trĩ được biết rất sớm ở cả phương Tây và phương Đông và người Việt Nam cũng sớm biết đến bệnh trĩ trước khi có sự xâm nhập của y học phương Tây. Các danh y lỗi lạc như Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đều đã từng đề cập đến căn bệnh này trong các trước tác của mình. Trong suốt quá trình phát triển của y học cổ truyền, phương pháp dự phòng bệnh trĩ theo y học cổ truyền chữa bệnh trĩ bằng y học cổ truyền được nghiên cứu và phát triển rất phong phú.

Bệnh trĩ theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân bệnh trĩ là do các nhân tố bên ngoài hoặc cũng có thể do các nhân tố nội tại gây nên. Các yếu tố bên ngoài (ngoại tà) như nhiệt, thấp, phong, táo,… có thể xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương tràng vị, làm cho huyết mạch không thông, khiến kinh lạc bị ứ trệ và thấp nhiệt tụ lại ở đại tràng gây nên bệnh trĩ. Ngoài ra, người bị bệnh trĩ còn có thể do các nhân tố bên trong (nội nhân) làm cho rối loạn chức năng của các tạng phủ, sự mất cân bằng âm dương hay hư nhược khí huyết, huyết dịch không thông dẫn đến tình trạng các tĩnh mạch giãn to, hình thành bệnh trĩ.



 Nguyên nhân bệnh trĩ theo y học cổ truyền
Bệnh trĩ theo y học cổ truyền tuy là một bệnh lý biểu hiện ở ống hậu môn nhưng có quan hệ liên đới với toàn thân. Cụ thể là do cơ thể mất cân bằng âm dương, cộng thêm ngoại cảm và nội thương mà gây nên bệnh trĩ. Đặc biệt, các yếu tố thuận lợi dẫn đến sự phát sinh bệnh trĩ bao gồm:
- Do tạng phủ bản hư, tức là thể tạng và cấu trúc ống hậu môn.
- Do viêm nhiễm, tiêu biểu là rối loạn tiêu hóa kéo dài.
- Do đặc thù nghề nghiệp phải ngồi nhiều hoặc đứng lâu, thậm chí những công việc thường xuyên phải mang vác nặng nhọc cũng dễ gây bệnh trĩ.
- Do thói quen ăn uống bất hợp lý. Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, uống nhiều rượu bia hoặc cà phê, trà đặc...
- Do táo bón lâu ngày. Trong sách Ngoại khoa chính tông có viết: Nhẫn đại tiện bất xuất, cửu vi khí trĩ.
- Do thai sản, trích sách Y tông kim giám như sau: “Hữu sản hậu dụng lực thái quá nhi sinh trĩ giả”.
- Do dâm dục thái quá, nhập phòng khi say rượu.
Dự phòng bệnh trĩ bằng y học cổ truyền thế nào?

Y học cổ truyền rất xem trọng các biện pháp dự phòng bệnh trĩ. Không chỉ giúp người khỏe không mắc bệnh mà đối với người bị bệnh trĩ thì bệnh cũng không nguy hiểm. Đặc biệt sau điều trị, bệnh trĩ cũng không tái phát hay biến chứng. Một số biện pháp dự phòng cũng như điều trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền phổ biến như sau:

- Tăng cường thể lực: Rèn luyện thể lực bằng các bài tập tốt cho cơ thể như tập thể dục, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền hay đi bộ,... Đối với những người phải ngồi nhiều, đứng nhiều, thói quen này sẽ đem lại lợi ích rất lớn trong việc phòng tránh bệnh trĩ.


 Vận động đều đặn mỗi ngày giúp phòng bệnh trĩ theo y học cổ truyền
- Ăn uống lành mạnh: Mỗi người nên tự xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống điều độ và vệ sinh. Chú ý tránh ăn quá no hay uống quá nhiều, hạn chế sử dụng thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia. Thay vào đó, bổ sung vào khẩu phần ăn các loại rau tươi và hoa quả.
- Tránh để bị táo bón: Mỗi người nên tập thói quen đại tiện vào một thời gian nhất định, hợp lý nhất là vào sáng sớm. Thời gian đại tiện không nên kéo dài quá lâu. Sau khi đại tiện, thực hiện công tác vệ sinh sạch sẽ, ngâm rửa hậu môn trong chậu đựng nước muối ấm là tốt nhất. Khi bị táo bón phải điều trị tích cực, điều trị sớm, tránh để chuyển thành mạn tính kéo dài.
- Phải biết tiết chế tình dục, tránh hiện tượng ham muốn thái quá.
Các biện pháp dự phòng bệnh trĩ theo y học cổ truyền được nêu ra trên đây đóng vai trò quan trọng để không mắc phải căn bệnh khó chịu này nếu được thực hiện một cách nghiêm túc.


Đọc thêm


0 nhận xét:

Đăng nhận xét