BỆNH ĐI NGOÀI RA MÁU – CẨN THẬN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG


Bệnh đi ngoài ra máu không phải căn bệnh lạ lẫm với nhiều người. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đi ngoài ra máu như: táo bón, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ… Nhưng nếu bệnh đi ngoài ra máu lâu ngày có thể là biểu hiện của ung thư đại tràng.

Đại tiện ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Căn cứ vào vị trí tổn thương, mức độ nặng nhẹ ra sao mà màu máu, số lượng máu thoát ra là khác nhau. Đi cầu ra máu không quá nghiêm trọng và có thể dễ dàng khắc phục; tuy nhiên đừng lơ là nếu tình trạng này kéo dài. Điều này có thể là triệu chứng tố cáo bệnh ung thư đại tràng.

Khi nào đi bệnh ngoài ra máu có nguy cơ là ung thư đại tràng
Nếu hiện tượng đi ngoài ra máu (máu đậm hay đỏ tươi phủ lên phân, nhỏ giọt hay đôi khi lẫn chất nhầy) diễn ra thường xuyên, kèm theo một số dấu hiệu sau thì có nguy cơ cao là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng:
Đau quặn bụng

Đau quặn bụng là dấu hiệu phải lưu ý bệnh ung thư đại tràng

Đau quặn bụng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa đặc biệt đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng nếu đi kèm một số dấu hiệu như: đau quặn bụng từng cơn, khó tiêu, đầy bụng, cơ thể mệt mỏi suy nhược không rõ lý do.
Phân thay đổi
Thói quen đại tiện thay đổi, bạn thường xuyên bị rối loạn đại tiện và bài tiết phân: Táo bón và tiêu chảy thất thường, táo và lỏng xen kẽ hoặc đôi lúc kéo dài, phân không đóng thành khuôn, khuôn phân mỏng nhỏ, cảm giác mót rặn, đi xong vẫn muốn rặn tiếp… kèm theo bệnh đi ngoài ra máu là triệu chứng ung thư đại tràng thường gặp.
Chán ăn


Đi ngoài ra máu kèm chán ăn là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng

Bị ung thư đại tràng cũng như nhiều loại ung thư khác, người bệnh thường cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh thần của người bệnh.
Sử dụng thuốc không khỏi

Đi cầu ra máu kèm theo các dấu hiệu về tiêu hóa như trên nhưng dùng thuốc không khỏi có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng.

Với những dấu hiệu trên, qua thăm khám thì thông thường bác sĩ sẽ chẩn đoán bị rối loạn tiêu hóa hay bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, các bệnh lý này có thể chữa được bằng thuốc còn với ung thư đại tràng thì việc dùng các loại kháng sinh này dường như vô dụng.
Sút cân nhanh
Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư đại tràng khi cân nặng giảm nhanh, mặc dù không tập luyện nghiêm ngặt hay kiêng khem khổ sở. Bởi vậy, nếu gặp tình trạng này thì đừng loại bỏ nguyên nhân ung thư đại tràng.

Song chỉ dựa vào bệnh đi ngoài ra máu cùng những biểu hiện trên, chưa thể khẳng định đó là bệnh ung thư đại tràng. Để xác định  người bệnh cần:
Thử máu: Nhiều bệnh nhân mắc ung thư đại tràng thường bị thiếu máu do đi ngoài ra máu kéo dài.
Chụp X-quang đại tràng: Căn cứ vào phim X- quang, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường trong đại tràng.
Nội soi đại tràng: Giúp phát hiện những khối u, kể cả các u nhỏ. Ngoài ra, có thể lấy một phần của tổn thương để xét nghiệm và để xác định có tế bào ung thư hiện diện hay không.
Xét nghiệm chức năng gan và X quang phổi: Để xác định khối ung thư có di căn qua 2 bộ phận này hay không.

Bệnh đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư trực tràng. Do đó, khi xuất hiện tình trạng này, bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà mà nên tới các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời.

Đọc thêm


0 nhận xét:

Đăng nhận xét