CÁCH CẦM MÁU BẠN CẦN BIẾT KHI BỊ BỆNH TRĨ


Chào bác sĩ, con tôi năm nay mới 13 tuổi nhưng bị bệnh trĩ độ 2. Gần đây, cháu đi ngoài đều có kèm theo máu, đau rát hậu môn, đi đại tiện rất khó khăn. Tôi có đưa cháu đi khám và lấy thuốc nhưng tình trạng chảy máu không cải thiện được. Tôi rất lo lắng vì thấy cháu gầy rộp hẳn đi, ăn không ngon, ngủ không yên. Hi vọng bác sĩ có thể chỉ cho tôi cách khắc phục bệnh trĩ bị chảy máu. Tôi cảm ơn rất nhiều!

Chào bạn, bệnh trĩ hiện nay có tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ nhỏ, cả nam lẫn nữ....  Do bệnh ở vị trí nhạy cảm nên nhiều người mệt mỏi và ngại ngùng trong việc chia sẻ để có cách chữa bệnh trĩ hiệu quả. Khi bệnh trĩ còn ở giai đoạn đầu, máu có thể chảy ít hoặc chảy thành tia, giọt, nhưng lâu dần hiện tượng này sẽ xảy ra nhiều hơn. Nhiều người lo lắng không biết xử lý sao khi bệnh trĩ bị chảy máu. Việc điều trị bệnh trĩ thường tốn khá nhiều thời gian. Do đó, trong quá trình điều trị, bạn cần biết cách ngăn ngừa chảy máu do bệnh trĩ để tránh bé bị mất máu quá nhiều, dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì vậy, tôi sẽ chi sẻ giúp bạn một số các xử lý khi bị chảy máu do bệnh trĩ.

Ngâm hậu môn trong nước muối ấm


Ngâm hậu môn trong nước muối ấm có thể cải thiện tình trạng bệnh trĩ chảy máu
Bệnh trĩ chảy máu có thể được khắc  phục bằng cách ngâm hậu môn trong nước muối ấm khoảng 10-15 phút. Sau đấy, bạn sử dụng bông sạch để băng khu vực hậu môn bị tổn thương lại, hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Nước muối có tác dụng rất tốt trong việc sát trùng, loại bỏ viêm nhiễm và có thể thu nhỏ các tĩnh mạch ở hậu môn.
Chườm đá lạnh
Bên cạnh cách ngâm hậu môn bằng nước muối ấm bạn cũng có thể sử dụng phương pháp chườm đá lạnh. Bạn có thể lấy loại khăn mềm hoặc vải mỏng sạch rồi cho cục đá vào, bọc lại chườm nhẹ lên vùng hậu môn bị chảy máu trong vòng vài phút rồi băng khu vực hậu môn lại hạn chế nhiễm trùng.
Cầm máu bệnh trĩ bằng thuốc Daflon

Thuốc Daflon có tác dụng chữa các bệnh liên quan tới suy tuần hoàn tĩnh mạch bạch huyết. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng cầm máu lúc bị bệnh trĩ hoặc những dấu hiệu chức năng liên quan tới bệnh trĩ.

Cầm máu bệnh trĩ bằng thuốc Proctolog


Thuốc Proctolog giúp chữa bệnh trĩ chảy máu

Thuốc Proctolog mang tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc điều trị những chứng đau và ngứa hậu môn, đặc biệt là trong cơn trĩ và trong hội chứng nứt hậu môn, ngăn ngừa chảy máu do bệnh trĩ gây ra. Bạn chỉ cần thoa thuốc trực tiếp lên hậu môn 1-2 lần/ ngày.

Thuốc Brotilase

Một loại thuốc có tác dụng khắc  phục bệnh trĩ bị chảy máu chính là thuốc Brotilase. Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm như: đau, tấy, phù, đỏ do gãy xương hoặc bong gân, viêm vú, viêm trực tràng, các tình trạng tụ máu, huyết khối. Đặc biệt, đối với người bị chảy máu do bệnh trĩ có thể dùng thuốc Brotilase để giảm triệu chứng chảy máu.
Phòng tránh những nguyên nhân gây bệnh trĩ

Có thể thấy, cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng chảy máu bệnh trĩ là phòng ngừa căn bệnh này ngay từ đầu. Một số biện pháp giúp phòng tránh bệnh trĩ:

- Vệ sinh sạch vùng hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi cầu, không nên sử dụng các loại giấy cứng, kém chất lượng làm xây xát hậu môn.
- Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào thời gian nhất định.
- Hạn chế ngồi lâu, đứng yên một chỗ quá lâu.
- Thường xuyên tập thể dục bằng các bài tập vừa sức như: đi bộ, bơi lội, tập yoga…
- Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung rau xanh, các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như: rau đay, mùng tơi, rau khoai lang…
- Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, chất kích thích…
- Uống đủ nước đồng thời bổ sung thêm các loại nước trái cây tươi.

Hi vọng với những lời khuyên này có thể giúp con bạn khắc phục tình trạng bệnh trĩ bị chảy máu. Nếu tình trạng không được cải thiện, bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế, tránh để lâu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con bạn!

Đọc thêm




0 nhận xét:

Đăng nhận xét