Căn bệnh trĩ được hình thành chủ yếu do táo bón, nguyên nhân chính của căn bệnh là lười vận
động hoặc do tính chất công việc của người bệnh thường xuyên phải ngồi hoặc đứng
quá lâu. Vì vậy, việc điều trị bệnh trĩ dứt điểm không chỉ bằng phương pháp điều
trị thích hợp mà còn phụ thuộc vào sự phối hợp của chế độ ăn uống và chế độ luyện
tập thích hợp. Bởi khi chữa khỏi, bệnh trĩ vẫn có thể quay trở lại khi sinh hoạt
mất cân bằng. Bài viết này xin chia sẻ về các môn thể thao và bài tập thích hợp cho người bệnh trĩ nhằm điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Thể thao dành cho người bệnh trĩ chủ yếu là những môn mang tính chất nhẹ nhàng nhằm giúp tác động nhẹ lên tĩnh mạch hậu môn, lưu thông máu và hạn chế ứ đọng máu tại hậu môn.
Bài tập đi bộ hằng ngày
Đây là bài tập được các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân mắc trĩ tập luyện thường xuyên để hỗ trợ việc điều trị bệnh trĩ hiệu quả hơn.
Người bệnh cần
tạo tư thế thẳng người, hai tay buông xõa tự nhiên, bàn tay nắm hờ và hàm rang khép
hờ. Tập trung ý nghĩ vào đan điền nằm ở phần bụng dưới. Gập cong các ngón chân
và bám chặt trên mặt đất trong mỗi bước di chuyển. Vừa đi bộ vừa thót hậu môn
vào nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút để giãn hậu môn về tư thế cũ đồng thời thả lỏng các
ngón chân. Người bệnh tiếp tục di chuyển đều như vậy từ 1 – 2 phút lại thót hậu
môn 1 lần và cong gập ngón chân như được hướng dẫn ở trên. Lưu ý, bệnh nhân cần
kết hợp hít vào thở ra đều đặn để đạt hiệu quả cao nhất.
Bệnh nhân trĩ có thể tập bài tập này ngay tại giường, phù hợp cho những ngày làm việc mệt mỏi và không có nhiều thời gian tập các bài tập vận động khác.
Để tập luyện,
bệnh nhân mắc trĩ cần nằm ngửa trên giường, duỗi thẳng 2 chân, khép sát vào
nhau. Đồng thời hai tay buông xuối theo thân mình, mắt nhắm và tập trung tư tưởng
vào đan điền. Hít vào đồng thời thót hậu môn, cắn chặt hàm rang và xiết chặt
hai bàn tay và gập cong hết cỡ các ngón chân lên phía đầu. Tư thế này bệnh nhân
cần giữ trong 3 – 5 giây rồi thở ra từ từ và thả lỏng cơ thể lại vị trí ban đầu.
Với bài tập này, người bệnh cần thực hiện 5 – 10 phút và từ 2 – 3 lần/ ngày.
Bài tập nâng hậu môn chữa trĩ
Bệnh nhân cần
thực hiện co gối, gót chân sát vào mông và giữ cho mông phẳng với thân người.
Sau đó, dùng lòng bàn chân và vùng môn chống đỡ, nâng xương chậu ưỡn lên và
nhéo hậu môn. Bài tập này thực hiện 5 lần tương tự liên tiếp và trở lại tư thế
ban đầu. Bạn cần tập 10 – 20 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Các bài tập
và môn thể thao không phù hợp với người mắc trĩ
Tập tạ nặng:
Các bài tập tạ sẽ khiến cơ thể phải tập trung nhiều khí lực gồng mình nín thở,
các cơ căng cứng làm tăng áp lực xuống hậu môn. Điều này khiến tình trạng bệnh
trĩ ngày càng nặng hơn.
Chạy nhanh:
Tất cả các bài tập về chạy nhảy đều làm tăng áp lực lên hậu môn như: chạy
nhanh, đá bóng, nhảy cao, nhảy xa…
Gập bụng: Tất cả các bài tập gập bụng đều khiến cơ thể trong
cơ chế nhịn hơi, áp lực dồn toàn bộ về phầnk hung chậy và trực tràng. Vì vậy,
áp lực ở ổ bụng tăng lên đáng kể mà còn kém lưu thông máu và khiến tình trạng
ngày càng trầm trọng hơn.
Đọc thêm
- KINH NGHIỆM CHỮA TRĨ DỨT ĐIỂM BẰNG BA BA VÀ DỪA NON
- BÀI THUỐC DÙNG VỪNG ĐEN CHỮA BỆNH TRĨ
- PHÒNG CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG YOGA VÀ BẤM HUYỆT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét