PHỤ NỮ MANG THAI BỊ SA BÚI TRĨ PHẢI LÀM SAO?


Chào bác sĩ, tôi năm nay 34 tuổi và đang mang thai bé thứ hai. Tuy nhiên, lần mang thai này phần do ít vận động, phần do chế độ ăn không hợp lý nên tôi bị bệnh trĩ. Giờ đang là tháng thứ 7 của thai kì, tình trạng bệnh ngày càng nặng, tôi bị sa búi trĩ, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và tinh thần. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi có biện pháp khắc phục gì không ạ? Tôi cảm ơn!
Chào bạn, phương pháp đối phó với hiện tượng sa búi trĩ lúc mang thai đặc biệt quan trọng với nhiều chị em. Lúc mang thai, các chị em không chỉ mệt mỏi về tâm lý do sự thay đổi đột ngột nội tiết tố, mà còn buộc phải đối mặt với nhiều vấn đề. Trong ấy có bệnh trĩ và sa búi trĩ. Để giảm bớt áp lực và đau đớn, khó chịu cho thai phụ, bạn có thể tham khảo các cách đối phó với hiện tượng sa búi trĩ dưới đây.


Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sa búi trĩ cao

Khi mang thai, khả năng mắc bệnh trĩ ở phụ nữ nâng cao lên đến hơn 60% – đây là một con số không nhỏ. Sở dĩ có con số này là do:
- Áp lực từ tử cung: Thai nhi lớn dần trong tử cung làm tăng áp lực lên thành đại tràng – hậu môn do vậy dễ gây ra sa búi trĩ ở thai phụ.
- Áp lực cân nặng: Khi mang thai, cơ thể chị em thường tích nhiều nước, phù người, tăng cân đột ngột dẫn tới tình trạng làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch và hậu môn. Vì vậy dễ dẫn tới bệnh trĩ.
- Táo bón: Phụ nữ mang thai thường bị táo bón, cùng thêm việc ít vận động, làm tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng, đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ và sa búi trĩ lúc mang thai.
Cách điều trị sa búi trĩ ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn trọng với hiện tượng sa búi trĩ

Bị bệnh trĩ lúc mang thai khiến tăng nguy cơ sa búi trĩ, lúc này chị em không thể sử dụng những phương pháp dân gian hay tự ý sử dụng thuốc để chữa bệnh trĩ nữa mà buộc phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật.

Phẫu thuật tuy không tốt đối với phụ nữ mang thai vì có thể gây nhiễm trùng, nhưng đây là bước điều trị cần thiết cuối cùng đối với trường hợp mắc bệnh trĩ nặng, khi các búi trĩ đã bị sa, lòi ra ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người mẹ.

Phẫu thuật cắt búi trĩ giúp chữa khỏi bệnh trĩ hoàn toàn, tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp tiểu phẫu sẽ được các bác sĩ chuẩn đoán phù hợp dựa trên tình trạng bệnh nhân để ít làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Việc điều trị sa búi trĩ khi mang thai còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy để điều trị bệnh triệt để, chị em phụ nữ cần kết hợp với các biện pháp sinh hoạt, vệ sinh thân thể sạch sẽ. Ngoài ra, sử dụng những thực phẩm có tính mát để ngừa táo bón và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để chữa sa búi trĩ an toàn nhất cho mẹ bầu.

Mặt khác, cách tốt nhất để loại bỏ căn bệnh này là bạn nên có phương pháp phòng ngừa bệnh từ đầu, và ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trĩ cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.


Đọc thêm



5 nhận xét:

  1. Hoàng Liên29.11.18

    Bầu bì mà phẫu thuật thì mệt lắm, tốt nhất là gắng đến lúc sinh xong rồi chữa thôi mình ạ

    Trả lờiXóa
  2. thoa tran1.12.18

    e doc thi thay co may cach dan gian chua tri cho ba bau day a nhung ma khong hieu co khoi duoc khong. da chi nao thu chua a?

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh11.12.18

    Chẳng biết mọi người thử có đỡ ko chứ t thì đã thử 3-4 cách dân gian mọi người mách rồi mà ko thấy có biến chuyển mấy. Cuối cùng thì t vẫn đang phải đánh vật với cái bệnh trĩ này đây.

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh17.12.18

    mấy cái quảng cáo như tottri, an trĩ khang hay an trĩ vương có uống được không hả mọi người? Thấy quảng cáo có thể trị khỏi bệnh đấy

    Trả lờiXóa
  5. Mình cũng đang có bầu 5 tháng mà cũng bị trĩ nặng rồi nhưng hỏi bác sĩ Hương thì bác sĩ bảo ko uống thuốc được mà phải chờ sinh xong Giờ mang bầu chỉ dùng thuốc ngâm cho đỡ sưng đau thôi. Mình cũng cố ăn rau và uống nước nhiều rồi mà cũng chỉ đỡ hơn chút, ngâm xong thì hết đau nhưng búi trĩ thì vẫn sa ra.

    Trả lờiXóa