Đọc thêm
- NHỜ MẸO CHỮA BỆNH TRĨ SAU SINH MÀ TÔI BỚT MỘT NỖI LO LỚN
- CHỊ EM CẢNH GIÁC VỚI DẤU HIỆU BỆNH TRĨ SAU KHI SINH
- BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TRĨ
Tôi đã từng bị trĩ sau sinh, nếu có ai hỏi cách điều trị bệnh trĩ sau khi
sinh như thế nào thì tôi sẽ mách bạn 5 mẹo cực đơn giản!
Chào cả nhà, mới đọc qua bài “KHỔ VÌ BỊ BỆNH TRĨ SAU KHI SINH !” của bạn Trà Hoa, cũng là một phụ nữ tôi hiểu và thông cảm với những khó khăn mà chị phải trải qua. Tôi bị bệnh trĩ sau sinh cách đây cũng 2 năm rồi, đã từng rất gian nan để tìm ra cách điều trị bệnh trĩ sau khi sinh phù hợp. Và giờ thì bệnh trĩ sau sinh đối với tôi đã trở thành quá khứ.
Bớt lo âu với các cách điều
trị bệnh trĩ sau khi sinh phù hợp
Khổ vì bệnh trĩ sau sinh do chưa
có cách điều trị đúng!
Để giúp chị em, những ai đang gặp phải vấn đề sau sinh bị trĩ và đang tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ sau khi sinh thì có thể tham khảo những chia sẻ sau đây. Tôi sẽ mách bạn 5 mẹo rất đơn giản, 5 cách trị bệnh trĩ sau sinh đã từng là chìa khóa quan trọng giúp tôi thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh tật.
Như chị em biết thì phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ, thậm
chí chị em chửa đẻ xong cũng có nguy cơ trĩ sau khi sinh. Khi bị bệnh trĩ trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường bị
sưng phồng các huyết mạch ở hậu môn và trực tràng, do đó dễ cảm thấy xuất hiện các
cảm giác đau đớn và ra máu khi đại tiện. Cho đến khi lâm bồn, quá trình rặn đẻ
sẽ càng thêm đau đớn, bệnh trĩ có thể chuyển biến nặng hơn, đặc biệt khó bình
phục hơn sau sinh.
5 cách trị bệnh trĩ sau khi
sinh : tránh xa căn bệnh khó chịu này
-
Thực
hiện chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước: Trong chế độ ăn của chị em
sau sinh nên lựa chọn thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Các loại rau xanh như rau
lang, mướp, mồng tơi, rau dền, diếp cá… hay các loại trái cây nhuận tràng như chuối,
đu đủ, cam, bưởi, quýt… không chỉ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cần thiết mà
còn có công dụng chống táo bón, là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ sau sinh.
Ngoài ra, chị em cũng có thể đa dạng khẩu phần ăn bằng cách sử dụng ngũ cốc
nguyên cám như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch hay bột mỳ chưa qua tinh chế. Bên cạnh
đó, mỗi ngày chị em sẽ cần bổ sung 2,5 lít nước để cải thiện chức năng tiêu
hóa, lưu thông máu, làm giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
-
Tăng
cường vận động, tránh ngồi lâu: Chị em nên duy trì việc vận động nhẹ nhàng hàng
ngày như đi bộ, tập yoga,... Tránh ngồi lâu làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch
ở hậu môn và trực tràng khiến cho bệnh trĩ sau sinh thêm trầm trọng.
-
Chú
ý tư thế ngủ phù hợp: Trong khi ngủ hay nghỉ ngơi thư giãn, các mẹ sau sinh nên
chú ý nằm nghiêng bên trái. Tư thế này có tác dụng giảm áp lực từ tử cung vào
tĩnh mạch. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể gác chân lên cao và duy trì trong khoảng 20 phút rồi lại đặt
xuống 20 phút. Việc thay đổi tư như vậy giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh
trĩ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét