3 SỰ THẬT CHẲNG MẤY AI BIẾT VỀ BỆNH TRĨ


Theo thống kê, tỉ lệ mắc trĩ ở Việt Nam lên tới 50%. Nhưng không hiểu rõ về căn bệnh này chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh ngày càng gia tăng nghiêm trọng.
Bệnh trĩ không biến chứng thành ung thư


Bệnh trĩ và ung thư không liên quan đến nhau

Chúng ta vẫn thường nghe về những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ, nhưng trong đó không bao gồm ung thư, trĩ không biến chứng thành ung thư. Người mắc trĩ thường xuất hiện dấu hiệu đi vệ sinh ra máu, máu chảy thành giọt hoặc theo tia, thường bị táo bón,  nếu nặng thì hoàn toàn có thể sờ thấy búi trĩ bị lòi ra ngoài.

Trĩ độ 1, 3 có thể điều trị trĩ tại nhà, theo tây y hoặc các bài thuốc đông y điều trị bệnh trĩ. Thường những cấp độ này không gây đau đớn cho người bệnh. Chỉ khi trĩ lên cấp 3,4; sa búi trĩ ra ngoài hậu môn thì việc mặc quần áo bó sẽ gây ra xước, tổn thương búi trĩ, chảy máu, gây ra sự khó chịu và đau đớn khó nhịn cho người bệnh. Nếu bệnh nặng có thể mất máu nhiều khi đi đại tiện và gây ra phản ứng sốc hoặc ngất ở người bệnh.

Bệnh có thể nặng nhẹ tùy vào cách điều trị đúng hay sai ở người bệnh, có thể dẫn đến biến chứng, nhưng trĩ sẽ không biến thành ung thư.
Chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh
Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều người mắc bệnh trĩ, song y học thế giới hiện nay vẫn chưa có cách nào tìm ra nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Theo đó, chỉ có những điều kiện thuận lợi hơn để bệnh dễ phát triển mạnh như bị táo bón phải rặn khi đi cầu, ngồi hay đứng quá nhiều một chỗ, khuân vác nặng; người có tiền sử viêm đại tràng, gan, đái tháo đường; phụ nữ trong thời kỳ thai sản,…
Bệnh rất khó để khỏi hoàn toàn dứt điểm


 Bệnh trĩ khó khỏi hoàn toàn

Để phòng tránh bệnh trĩ cần phải nhớ: ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, hạn chế ăn đồ cay nóng, chăm chỉ tập luyện, hạn chế nóng giận bực tức, cáu gắt.

Đối với trĩ độ 1, 2 thì chỉ cần sử dụng thuốc uống hoặc bôi hoặc điều trị bằng các bài thuốc dân gian chữa trĩ, chủ yếu là phương pháp ngâm hoặc xông hơi.
Đối với trĩ độ 3, không cần mổ, nhưng phải điều trị nội khoa kèm theo chế đô ăn uống, luyện tập. Độ 4 thì bắt buộc phải mổ, sau đó vẫn phải tiếp tục điều trị bệnh trĩ với thuốc và một chế độ sống khoa học để tránh bệnh trĩ tái phát.

 Khi mổ, các bác sĩ chỉ thao tác cắt búi trĩ chứ không biết rõ nguyên nhân bệnh trĩđể điều trị dứt điểm, vì như đã nói ở trên, đến giờ vẫn chưa biết nguyên nhân gây bệnh trĩ thực sự là gì. Do đó, việc bệnh trĩ tái phát bệnh hoàn toàn có thể xảy ra. Và quan trọng hơn, nếu điều trị bệnh trĩ thật tốt và tuân thủ chế độ ăn uống thì cũng chỉ khỏi được khoảng 90% chứ 100% là điều rất không tưởng.  
Đọc thêm




0 nhận xét:

Đăng nhận xét