Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh ác tính nhưng nó lại diễn ra
dai dẳng, thầm lặng và gây không ít ảnh hưởng đến người mắc bệnh. Đối với những
người có sở thích, thói quen đi xe đạp thì luôn thắc mắc “bệnh trĩ đi xe đạp có được không?” Giải đáp thắc mắc này qua bài viết
dưới đây bạn nhé!
1.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ gây nhiều đau đớn, mệt mỏi cho người mắc bệnh.
Trước khi trả lời câu hỏi “ bệnh trĩ đi xe đạp được không? Ta cần biết bệnh trĩ là bệnh gì: Trĩ là bệnh
được hình thành do sự dãn nở quá mức của các tĩnh mạch trĩ (hay sự phình mạch)
ở các mô xung quanh vùng hậu môn. Ở trạng thái bình thường, các mô này sẽ hỗ
trợ kiểm soát phân thải ra ngoài, nhưng khi các mô này phồng lên do sưng hoặc
viêm thì đây chính là bệnh trĩ.
Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó lại gây ra nhiều phiền toái, những tác động tiêu cực tới người mắc bệnh. Những ảnh hưởng của bệnh trĩ có thể gây nên cụ thể như sau:
-
Chảy
máu ở hậu môn dẫn đến hiện tượng thiếu máu.
-
Người
bệnh bị đau đớn, khó chịu mỗi khi đi đại tiện, ảnh hưởng đến các hoạt động
thường ngày.
-
Trường
hợp bệnh trĩ nặng cơ hậu môn có thể sẽ mất tính đàn hồi.
-
Hậu
môn bị viêm nhiễm.
-
Ảnh
hưởng đến sinh hoạt vợ chồng của người mắc bệnh.
-
Gây
mùi khó chịu, khiến người bệnh mất tự tin trong cuộc sống.
2.
Mắc bệnh
trĩ đi xe đạp được không?
Mắc bệnh trĩ có đi xe đạp được
không?
Như đã nói ở trên thì
câu hỏi thường được đặt ra ở những người mắc bệnh trĩ là bị trĩ có nên đi xe
đạp không?
Thông thường thì nguyên nhân gây nên bệnh trĩ chủ yếu là do táo bón lâu ngày. Khi đó áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn quá lớn gây nên bệnh trĩ. Ngoài ra thì một số nguyên nhân khác có thể gây nên bệnh trĩ như vận động mạnh, đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn,…và đặc biệt là một số môn thể thao gây nhiều áp lực như cử tạ, đạp xe,…
Đạp xe cũng chính là một trong những nguyên nhân hình
thành bệnh trĩ. Do vậy bị bệnh trĩ đi xe đạp là hoàn toàn
không nên, việc đạp xe có thể làm cho tình trạng bệnh trĩ gia tăng ngày một nặng
hơn do áp lực lên vùng hậu môn là khá lớn.
Bệnh nhân trĩ có thể
thay thế việc đạp xe bằng các hoạt động nhẹ nhàng khác như đi bộ, thể dục tay
không, yoga…vẫn vừa có thể luyện tập thể dục thể thao và hỗ trợ điều trị bệnh
trĩ bằng những môn thể thao nhẹ nhàng này.
3.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ
“Phòng bệnh hơn chữa
bệnh” nên việc phòng ngừa bệnh vẫn là trên hết, bạn nên tham khảo một số phương
pháp phòng ngừa bệnh trĩ này ngay hôm nay:
-
Không
nên đứng, ngồi một chỗ trong thời gian dài: việc đứng, ngồi một chỗ quá lâu, về
lâu dài chín là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ.
-
Chế
độ ăn uống: một chế độ ăn uống khoa học với nhiều chất xơ để giúp phòng ngừa
bệnh trĩ một cách hiệu quả.
Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể để phòng ngừa trĩ
-
Bổ
sung thêm đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày mỗi ngày: uống quá ít nước sẽ làm khả
năng tiêu hóa kém, gây táo bón. Bổ sung nước bằng nước lọc, nước canh hoặc sinh
tố hoa quả.
-
Tập
thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày, tránh việc ngồi
đại tiện quá lâu vì sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, từ đó làm
hình thành các búi trĩ.
Hi vọng những chia sẻ phía trên đã phần nào giúp bạn giải
đáp được câu hỏi “bệnh trĩ đi xe đạp có được không?” Bên cạnh đó nhờ vào việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa đã
nêu, mong bạn đọc có thể tự bảo vệ được sức khỏe của bản thân để không bị bệnh
trĩ “ghé thăm”.
Đọc thêm
- CÁC MÔN THỂ THAO DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH TRĨ
- SAU PHẪU THUẬT CẮT TRĨ TÔI BỊ RA MÁU TƯƠI CÓ SAO KHÔNG?
- TÌM HIỂU CĂN NGUYÊN BỆNH TRĨ
- HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
có đợt đạp xe liên tục bảo sao hậu môn cứ rát rát khó chịu. Nhưng lúc đó không biết là bị trĩ, sau tìm hiểu ra thì phải nghỉ đạp.
Trả lờiXóa