CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ SAU KHI SINH


Phụ nữ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao bởi chế độ sinh hoạt cũng như cơ địa có sự thay đổi. Do dó, việc phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh đặc biệt quan trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.
Triệu chứng bệnh trĩ sau sinh


Bệnh trĩ sau sinh có thể ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sức khỏe

Các triệu chứng của bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh cơ bản là giống với triệu chứng thông thường mà người bệnh mắc phải.

Dấu hiệu thứ nhất có thể nhận biết dễ dàng là việc chảy máu do táo bón. Sau đó là sa búi trĩ, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đấy tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra ấy to lên dần và không tự tụt vào sau lúc đi cầu nữa mà cần sử dụng tay nhét vào. Cuối cùng, khối sa đấy thường xuyên nằm bên cạnh hậu môn. Người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn.
Bên cạnh đó, chị em sẽ cảm thấy đau lúc đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Biểu hiện đau xảy ra khi xuất hiện các biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dị có cảm giác ướt và ngứa.
Sau lúc sinh, tử cung mở to, tăng áp lực cho khoang chậu, gây tụ máu, sưng phù tĩnh mạch phần hậu môn, làm sa ra ngoài mà không co vào được. Có một số sản phụ lúc sinh con bị rạch tầng sinh môn, lúc khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn tới bị trĩ.
Trong quá trình vượt cạn, việc rặn không đúng cách làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.
Sau sinh, một số người còn ăn uống kiêng khem như uống ít nước để tránh sữa bị loãng lúc cho con bú, chỉ ăn một số loại rau như đu đủ, rau ngót… Đây cũng là một phần lý do khiến sản phụ bị mắc bệnh trĩ.
Sinh con xong, sản phụ thường ngồi nhiều, ít vận động nên nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
Bên cạnh đấy, các bệnh ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung cũng có thể gây chèn ép và cản trở đường về của tĩnh mạch làm đám rối trĩ căng phồng lên, gây bệnh.
Đối với trường hợp phụ nữ có thai đã mắc bệnh trĩ rồi thì lúc sinh con xong mà không giữ gìn sẽ khiến bệnh nặng hơn.
- Ngâm hậu môn trong nước ấm hàng ngày: ngâm trong khoảng 10 phút vài lần mỗi ngày hoặc thường xuyên để giảm đau và giảm ngứa bệnh trĩ sau sinh.
- Sử dụng một miếng gạc lạnh và đặt nó vào khu vực hậu môn bị ảnh hưởng do trĩ. Bệnh nhân có thể làm điều này hàng ngày.
- Làm mềm phân bằng thuốc nhuận tràng (tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc an toàn để dùng sau khi sinh), thuốc này giúp làm lỏng phân và ngăn ngừa căng thẳng trong quá trình đi cầu. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu hoặc quy định một viên thuốc đặt an toàn ở hậu môn. Làm mềm phân sẽ giúp ngăn ngừa kích ứng do bệnh trĩ gây ra trong quá trình đi đại tiện.


Ăn nhiều rau quả giúp phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh
- Ăn nhiều rau xanh củ quả chứa nhiều chất xơ, hạn chế đồ uống chứa cafein.
- Hạn chế bí tiện: vì sau lúc sinh nhu động của dạ dày cũng hoạt động chậm hơn, những cơ thịt ở khoang chậu và bên ngoài hậu môn co chặt hơn, vết thương ở âm đạo và bị đau do bị trĩ nên chị em sau khi sinh không dùng hết sức lực để đi tiện lại càng bị trĩ nặng hơn.
- Nếu đã mắc bệnh trĩ trong quá trình có thai và không sử dụng thuốc điều trị do sợ ảnh hưởng tới thai nhi thì sau khi sinh xong nên uống thuốc điều trị bệnh trĩ ngay để không khiến bệnh nặng hơn.

Bệnh trĩ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày bởi thế giả dụ các mẹ cảm thấy mình có dấu hiệu bất thường và các triệu chứng bệnh trĩ sau khi sinh như đã nêu trên thì phải đi kiểm tra và xử lý ngay.


Đọc thêm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét