Chào
bác sĩ, gần đây tôi thường xuất hiện các triệu chứng của bệnh trĩ như: táo bón,
đi cầu ra máu, hậu môn ẩm ướt, đau rát, hậu môn có cục thịt nhỏ... Tôi nghi ngờ
mình bị trĩ ngoại không biết đúng không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi những
triệu chứng trên có phải dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu không ạ? Tôi
cảm ơn!
Chào bạn, bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu nếu chủ quan không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ phát triển sang cấp độ nặng hơn. Bạn phải nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu để có phương pháp chữa trị tối ưu, hạn chế để bệnh nặng hơn.
Căn cứ vào vị
trí hình thành búi trĩ người ta chia bệnh trĩ thành 2 loại chính là trĩ nội và
trĩ ngoại. Nếu như búi trĩ nội hình thành trên đường lược thì búi trĩ ngoại lại
nằm dưới đường lược.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu
Đau hậu môn là dấu hiệu thường gặp của bệnh
trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại giai
đoạn đầu là do tâm lý chủ quan của nhiều người cho rằng bệnh không gây nguy hiểm
và không can thiệp chữa trị ngay từ đầu khiến bệnh trở nặng. Ngoài ra, lối sống
không khoa học, thói quen ăn uống bất hợp lý, táo bón và tiêu chảy kéo dài làm
cho hậu môn chịu nhiều áp lực làm các tĩnh mạch hậu môn căng giãn quá mức làm
cho các tĩnh mạch trĩ bị sưng và gây viêm loét vùng hậu môn trực tràng.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu thường là:
- Viền hậu môn
sưng phù gây vướng víu.
- Cảm giác đau hậu
môn thường xuyên hơn và mức độ đau hơn.
- Trước, sau hậu
môn hoặc quanh hậu môn có những đám rối tĩnh mạch lồi lên; bề mặt ngoài được
bao phủ 1 lớp da; dưới da là 1 đám rối tĩnh mạch lớn.
- Xuất hiện hiện
tượng tiết dịch ở hậu môn làm cho vùng da này ẩm ướt và ngứa ngáy khó chịu.
Cách điều trị bệnh trĩ ngoại bạn nên biết
Sử dụng thuốc bôi giúp hạn chế dấu hiệu của
bệnh
Ở giai đoạn đầu
khi dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại chưa có gì nghiêm trọng thì phương pháp chữa trị
cũng không có gì là phức tạp. Giải quyết các triệu chứng bệnh trĩ ngoại giai đoạn
đầu là điều trị nội khoa bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh thói quen ăn uống,
sinh hoạt và tập luyện.
Thuốc chữa bệnh
trĩ ngoại ở cấp độ này ở dạng thuốc uống và thuốc bôi trực tiếp lên búi trĩ, có
tác dụng tại chỗ giúp kháng viêm, tiêu sưng, giảm đau rát và bảo vệ tĩnh mạch.
Tuy nhiên các loại thuốc này thường chứa một số thành phần có thể gây ra tác dụng
phụ nếu như lạm dụng, bởi thế việc dùng thuốc gì với liều lượng ra sao cần thực
hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thay đổi thói
quen ăn uống: chế độ dinh dưỡng hợp lý và đặc thù bổ sung nhiều hơn các thực phẩm
giàu chất xơ, các loại rau nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau dền… để việc
tiêu hóa và đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, nên cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể;
tránh ăn nhiều đồ béo, thức ăn cay nóng, đồ làm sẵn hoặc uống những chất kích
thích như bia, rượu, nước ngọt có gas,…
Thay đổi thói
quen sinh hoạt: Đại tiện hàng ngày vào khung giờ cố định mà tốt nhất là buổi
sáng sau lúc thực dậy, hạn chế rặn mạnh và vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi cầu.
Tăng cường vận động, tham gia các hoạt động thể dục thể thao vừa sức, nếu công
việc cần đứng hay ngồi lâu thì mỗi giờ cần dành vài phút để di chuyển nhẹ
nhàng.
Ngoài ra, nếu
người bệnh mắc thêm những bệnh lý như: bệnh ho, viêm đại tràng, viêm phế quản…
thì cũng cần khám và chữa trị, tránh để chúng tác động tiêu cực khiến dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại nặng thêm.
Từ những mô tả của
bạn về dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu rất có thể bạn đã mắc
bệnh. Tuy nhiên, để chuẩn đoán chính xác nhất cũng như có biện pháp điều trị tốt
nhất bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị.
Đọc thêm
- HÀNH TRÌNH CHỮA KHỎI BỆNH TRĨ
- BỆNH TRĨ NGOẠI CÓ CẦN PHẪU THUẬT KHÔNG?
- CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI CÓ TỐN KHÔNG?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét