BỆNH TRĨ KHI MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ?


Chào bác sĩ, tôi đang mang thai cháu thứ hai được 7 tháng nhưng tôi phát hiện mình bị bệnh trĩ. Tôi sợ điều trị bệnh trĩ khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi nên không đi khám mà định đợi khi sinh em bé xong. Vậy bác sĩ có thể cho tôi biết bệnh trĩ khi mang thai cần lưu ý gì không? Tôi cảm ơn!
Bản chất búi trĩ chính là do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng. Khi phụ nữ có thai, nhất là lúc thai nhi phát triển ngày càng lớn làm cản trở hệ thống mạch máu, làm ứ trệ tuần hoàn, làm cho những búi trĩ càng giãn ra, sa xuống. Do đó, khi có bầu , chị em dễ mắc bệnh trĩ, còn nếu đã mắc từ trước thì giai đoạn thai nghén cũng khiến bệnh nặng thêm. Chị em thường thấy ở hậu môn xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài, ấn đau, ít chảy máu. Có nhiều các trường hợp tắc mạch máu, làm búi trĩ phình to, gây đau dữ dội.
Bệnh trĩ khi mang thai cần chú ý gì?

Bệnh trĩ khi mang thai cần lưu ý để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé

Đối với bệnh trĩ, phụ nữ mang bầu không  nên chủ quan vì khi có thai dễ mắc bệnh táo bón trong giai đoạn cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, khi ấy những chất độc không được thải ra ngoài sẽ bị hút ngược vào cơ thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cả mẹ và bé.
Phụ nữ có thai do cơ thể cồng kềnh nên vô cùng ngại vận động. Đó chính là một trong số các nguyên nhân gây bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.
Cơ thể không đủ nước, do lười đi vệ sinh thường xuyên nên nhiều phụ nữ mang thai có xu hướng uống ít nước đi màbỏ quên rằng nước rất quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt nước giúp cơ thể trao đổi chất, làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón.
Sau lúc sinh, phần tử cung mở to, áp lực khoang chậu tăng, máu tụ dễ dẫn đến sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong giai đoạn vượt cạn, việc rặn đẻ khiến búi trĩ dễ sa ra bên ngoài. Đối với một số trường hợp bị rạch tầng sinh môn trong giai đoạn sinh nở, khi khâu dễ bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, khiến cho bệnh trĩ càng nặng hơn.

Chữa trị bệnh trĩ khi mang thai thế nào?

Phụ nữ lúc mang thai, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng những biện pháp phẫu thuật trĩ vì khi ấy dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Để giải quyết tình trạng bệnh khó chịu này, bệnh nhân cần điều trị nội khoa, vệ sinh hàng ngày, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc dùng những loại thuốc có thành phần từ thảo dược thiên nhiên như diếp cá, đương quy, hoa hòe, nghệ… để ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai như thế nào?



Phụ nữa mang thai nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Vệ sinh vùng hậu môn hàng ngày: Sau mỗi lần đi đại tiện, dùng nước vệ sinh sạch sẽ, không sử dụng giấy lau vì dễ gây tình trạng đau rát, nên ngâm hậu môn vào chậu nước muối ấm mỗi ngày 10 -15 phút giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Hạn chế ngồi nhiều, đứng nhiều dễ khiến tăng áp lực với các tĩnh mạch trĩ, thường xuyên di chuyển nhẹ nhàng như đi bộ hoặc nằm nghỉ ngơi.
Giảm thiểu tình trạng táo bón bằng cách bổ sung cái thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định.
Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú bị trĩ, táo bón sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn, dễ ảnh hưởng tới sức khỏe và em bé. Đặc biệt, trường hợp bệnh kèm chảy máu sẽ làm cho tăng cao sự thiếu máu ở bệnh nhân.

Điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó, mẹ bầu cần thật lưu ý để có thể tránh xa căn bệnh phiền toái này.

Đọc thêm



0 nhận xét:

Đăng nhận xét