Chào
bác sĩ, cháu bị bệnh trĩ nội đến nay đã hơn 1 năm. Cách đây 9 tháng cháu đi ngoài
bị chảy máu và có hiện tượng đau rát hậu môn. Sau đó, cháu ngâm nước nóng và
cho thêm một ít muối iốt để ngâm và đã đỡ hơn, đến nay cháu cảm thấy bệnh đã nặng
hơn trước. Cháu đi ngoài rất đau, nhưng lại không chảy máu. Lúc ngồi trên ghế
thấy rất khó chịu. Ngồi lâu thì tê hết vùng hai bên mông. Cháu xin ý kiến tư vấn
hiện giờ có phải cháu đã bị bệnh trĩ nặng không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp
cháu!
Chào bạn! Trĩ nội
là hiện tượng các tĩnh mạch trĩ ở phía trên đường lược do chịu nhiều áp lực,
búi trĩ sưng phồng, chảy máu, đau rát, chảy dịch, sa búi trĩ, trĩ nội được chia
làm 4 mức độ:
Các cấp độ bệnh trĩ nội
Độ 1: Trĩ cương
tụ, giai đoạn này búi trĩ chưa lớn, bắt đầu phù nề trong lòng ống hậu môn, táo
bón đi kèm, chèn ép búi trĩ gây tổn thương và chảy máu lúc đi cầu.
Độ 2: Búi trĩ phát
triển và to hơn, sa trĩ khi rặn mỗi lúc đi cầu tuy nhiên tự co lên sau khi đi cầu.
Độ 3: Búi trĩ sa
ra bên ngoài lúc đi cầu và không thể tự động co lên được, người bệnh cần sử dụng
tay đẩy lên, quá trình này máu chảy ít, hiện tượng đau rát cũng không nhiều
chính bởi thế một số người bệnh thường chủ quan mà không biết rằng đây là giai
đoạn cuối cùng có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn.
Độ 4: Búi trĩ sa
thường trực, không thể đẩy lên, gây đau đớn cho người bệnh, kèm theo hiện tượng
phù nề, chảy dịch… Trường hợp không được điều trị ngay sẽ dẫn đến hiện tượng
nhiễm trùng, sa nghẹt trĩ, hoại tử búi trĩ.
Do bạn không nêu
rõ triệu chứng của bệnh nên chúng tôi không thể xác định mức độ bệnh trĩ của bạn
và đưa ra lời khuyên chính xác bạn đã mắc bệnh trĩ nặng hay không. Cách tốt nhất
bạn nên đi khám để biết rõ bệnh tình, mức độ bệnh của mình và định hướng điều
trị.
Cách ngăn ngừa bệnh trĩ nặng hơn
Thay đổi chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa bệnh
trĩ nặng hơn
Bạn phải chú trọng
đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để bệnh trĩ không nặng hơn:
- Ăn nhiều thực
phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế những thực
phẩm cay nóng, chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
- Uống đủ nước mỗi
ngày, nước giúp cơ thể trao đổi chất, bổ sung nước cho phân, ngăn ngừa táo bón
hiệu quả.
- Tập thể dục thường xuyên, lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, những động tác Yoga cho bệnh trĩ.
- Giữ vệ sinh hậu
môn sạch sẽ, bạn nên rửa hậu môn bằng nước ấm sau lúc đi cầu, không nên sử dụng
khăn khô để lau vì dễ khiến tổn thương búi trĩ.
- Tập thói quen
đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định, sẽ giúp bạn đẩy lùi được bệnh táo bón -
nguyên nhân gây bệnh trĩ phổ biến nhất.
Để xác định bệnh trĩ nặng thêm hay không, cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế uy
tín để được các bác sĩ khám và đưa ra chuẩn đoán, biến pháp điều trị phù hợp nhất.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Đọc thêm
- PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ BẰNG BƠI LỘI VÀ TẬP KHÍ CÔNG
- THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI BỆNH TRĨ
- HÀNH TRÌNH CHỮA KHỎI BỆNH TRĨ
- HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét