CẨN THẬN VỚI NHỮNG DẤU HIỆU BỆNH TRĨ NỘI


Chào bác sĩ, tôi ở Hà Nam, gần đây tôi mắc phải một số triệu chứng như táo bón, đi cầu ra máu, hậu môn đau rát... Tôi nghi mình bị trĩ nội vì tôi không thấy các cục thịt lồi ra ở hậu môn. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi những triệu chứng trên có phải dấu hiệu bị bệnh trĩ nội không ạ? Tôi cảm ơn!
Chào bạn, 40% dân số Việt Nam bị mắc các bệnh về hậu môn trực tràng và phần lớn số bệnh nhân tới nhập viện là điều trị bệnh trĩ. Bệnh trĩ đã quá quen thuộc với hầu hết người, trong 10 người thì có 9 người bị trĩ “thập nhân cửu trĩ” chỉ là ở mức độ nào mà thôi.


Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến hiện nay
Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được việc điều trị trĩ sớm, thường thì bệnh nhạy cảm này làm cho người bệnh xấu hổ nhất là đối với chị em phụ nữ do bệnh ở vị trí kín.
Bệnh trĩ có thể nhận biết lúc mới hình thành, trĩ ngoại gồm các búi trĩ ở phía dưới đường lược cần dễ dàng nhận thấy hơn. Trĩ nội nằm phía trên đường lược, cuối niêm mạc trực tràng bạn không nhìn thấy những búi trĩ trong giai đoạn trĩ nhẹ, búi trĩ chỉ sa xuống khi bạn đi đại tiện và sau đấy trĩ sa ngày một nặng hơn trong các giai đoạn nặng sau.
Bệnh trĩ nội thường không có biểu hiện rõ ràng như trĩ ngoại nên dễ khiến người bệnh chủ quan, đến khi bệnh nghiêm trọng mới đi khám bác sĩ.
Trĩ nội là các búi trĩ nằm ở lớp niêm mạc hậu môn, không có thần kinh cảm giác và không gây đau. Diễn tiến của bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu là chảy máu, biến chứng trong các giai đoạn tiếp theo là sa nghẹt búi trĩ, viêm da quanh hậu môn.
- Trĩ nội độ 1: Chảy máu khi đại tiện, hậu môn sưng và xuất hiện búi trĩ trong ống hậu môn.
- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ lớn hơn cấp độ một và sa ra một phần khi bạn đại tiện kèm theo dùng sức rặn phân ra ngoài.
- Trĩ nội độ 3: Trĩ sa nặng hơn mỗi lần đại tiện và không tự thu vào trong ống hậu môn mà cần sử dụng tay đẩy búi trĩ vào sâu.
- Trĩ nội độ 4: Trĩ nội đã quá nặng, búi trĩ lớn, sa xuống kể cả khi ngồi xổm hay đứng, đi lại…và cũng không còn cho được vào ống hậu môn.


Người bệnh trĩ nội nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
- Ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ, không ăn quá nhiều đạm mà ăn kết hợp đều cả chất đạm, chất xơ và tinh bột để giúp nhuận tràng.
- Ăn nhiều rau xanh, uống nước đủ 2 lít/ ngày.
- Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất sắt để cân bằng lượng sắt mất đi qua giai đoạn chảy máu kéo dài.
- Kiêng các loại thực phẩm cay nóng; đồ uống có cồn, có chứa chất gây nghiện.
- Đi cầu đều đặn và đi trong một thời gian nhất định, không nên rặn khi bị táo, cố gắng để phân ra tự nhiên, như thế những tĩnh mạch vùng hậu môn sẽ không bị căng giãn thêm.
- Làm việc và nghỉ ngơi khoa học, không đứng hay ngồi quá nhiều, không mang vác nặng, đặc biệt là phụ nữ có thai nên đi lại nhẹ nhàng, hạn chế ngồi lâu một chỗ.
- Vận động cơ hậu môn với những bài tập chuyên môn.

Những triệu chứng bạn nhắc đến rất có thể bạn đã xuất hiện dấu hiệu bị bệnh trĩ nội. Tuy nhiên, để kết quả chính xác nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị triệt để.
Đọc thêm

THỰC HƯ TÁC DỤNG TRĨ BỆNH TRĨ BẰNG RAU DIẾP CÁ


0 nhận xét:

Đăng nhận xét