GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TRĨ


Chào bác sĩ, tôi thường xuyên bị táo bón. Gần đây, mùa hè nóng nức thì tình trạng lại  càng nghiêm trọng hơn. Tôi bị táo bón, đi ngoài ra máu, hậu môn đau rát khó chịu, thậm chí có khi tôi sờ thấy có cục thịt lồi ra ở hậu môn. Tôi nghi ngờ mình bị bệnh trĩ nhưng không biết có đúng không, mong bác sĩ giúp tôi tư vấn cách nhận biết bệnh trĩ với ạ. Và tôi cũng nghe nói nếu bị trĩ nặng thì cần phẫu thuật, không biết nếu phẫu thuật trĩ mùa hè thì có gì nguy hiểm không? Tôi cảm ơn!

Chào bạn, bệnh trĩ là một căn bệnh về hậu môn – trực tràng khá phổ biến. Bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho người bệnh. Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh trĩ cũng ngày càng cao. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc chung của nhiều người khi điều trị bệnh trĩ. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp!

Có những cách nào để kiểm tra bệnh trĩ?

Bệnh trĩ phát hiện sớm giúp rút gắn thời gian điều trị bệnh
Chẩn đoán bằng mắt: Cho bệnh nhân chọn các tư thế như quỳ gối cúi đầu, chổng mông lên, hay nằm nghiêng bên trái hoặc co chân dạng đùi, chân giơ lên. Vạch hậu môn ra, sử dụng ngón tay ấn nhẹ hai bên hậu môn, quan sát tỉ mỉ. Trường hợp là trĩ ngoại có thể thấy trĩ hay mảng da sa xuống ở rìa hậu môn.

Sử dụng ngón tay sờ trực tràng: Trĩ nội ở độ nhẹ khó sờ thấy. Khi trĩ nội khá to, có thể nằm trên vùng lược, mới có thể sờ thấy các nếp dọc ngang và đầu mấu trĩ sa xuống. Trĩ ngoại do tắc mạch máu có thể sờ thấy chỗ tắc mạch cứng, có hình ôvan và bệnh nhân cảm thấy đau lúc bị ấn. Chẩn đoán bằng cách sử dụng ngón tay sờ trực tràng còn có 1 ý nghĩa lâm sàng quan trọng, là loại trừ được trường hợp u bướu ở đầu dưới trực tràng.

Kiểm tra hậu môn bằng cách soi: Là cách chủ yếu để kiểm tra trĩ nội, có thể nhìn rõ vị trí, hình thái, độ lớn của trĩ nội. Đồng thời còn có thể giám định, phân biệt được u bướu ở đầu dưới trực tràng và viêm kết tràng mạn tính.
Kiểm tra bằng máy hút: Đối với người trĩ bị lòi ra hình thành ở giữa và cuối trực tràng, có thể dùng máy hút hút trĩ ra ngoài cửa hậu môn để quan sát, trong chữa trị cũng có thể sử dụng máy hút để hút trĩ ra ngoài hậu môn, tiện cho những thao tác chữa bệnh.
Có thể phẫu thuật trĩ trong mùa hè nóng bức không?


Phẫu thuật trĩ thường sử dụng đối với trường hợp trĩ nặng
Hậu môn là đầu cuối cùng của đường tiêu hóa. Bất kể sử dụng bí quyết chữa trị như thế nào để chữa bệnh trĩ, đều cần ngồi ngâm hậu môn sau khi trị liệu. Khi trời nóng, quần áo mỏng, ngồi rửa rất có ích, hậu môn được thông thoáng có lợi cho việc làm lành vết thương. Nhưng mọi người lại hay cho rằng, khí hậu nóng bức, hay ra mồ hôi, sẽ dễ gây viêm nhiễm cho vết thương. Trên thực tế, những mạch máu, các mô ở rìa hậu môn có khả năng kháng lây nhiễm cực kỳ mạnh, hơn nữa việc thường xuyên áp dụng phương pháp ngồi ngâm hậu môn chính là một cách phòng chống lây nhiễm hiệu quả. Vì vậy trong mùa hè nóng bức, bệnh viện vẫn tiến hành các ca phẫu thuật trĩ, sau phẫu thuật cắt trĩ nên sử dụng sản phẩm có thành phần thảo dược như diếp cá giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, chống táo bón, bổ máu hoạt huyết, đương quy, rutin(hoa hòe) làm bền thành mạch, giảm tính giòn và tính thẩm của mao mạch, Meriva (tinh chất nghệ phospholipid hóa) chống viêm, làm lành nhanh những vết thương do trĩ gây ra, magie giúp nhuận tràng, bổ sung khoáng chất cần phải có cho cơ thể.

Hi vọng những thông tin này đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về bệnh trĩ. Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Đọc thêm



0 nhận xét:

Đăng nhận xét