Chào
bác sĩ, tôi có bầu hơn 8 tháng, thời gian này cực kỳ hay bị táo bón và đi ngoài ra máu, tôi đi khám và được chuẩn đoán là bệnh trĩ độ 2. Tôi rất lo lắng không
biết bệnh trĩ ảnh hưởng đến thai nhi không. Tôi đã cố ăn nhiều chất xơ, hoa quả
để cải thiện tình hình. Sau khi sinh em bé liệu có tái phát không?
Chào bạn, trĩ là
một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt
là phụ nữ mang thai. Bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe
của cả người mẹ và thai nhi.
Bà bầu có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ được
hình thành là do tình trạng các tĩnh mạch trong thành hậu môn to ra, có thể bị ở
trong (trĩ nội) hay ngoài (trĩ ngoại), thường là do táo bón lâu ngày hay đôi
lúc do tiêu chảy. Trĩ thường xảy ra ở ba điểm chính vòng hậu môn. Bệnh trĩ không
biến chứng, ít khi gây đau, thường chỉ bị đau lúc nứt khe nứt hậu môn. Triệu chứng
chính của bệnh là đi đại tiện ra máu. Trĩ độ 1 không bao giờ xuất huyết ở hậu
môn, triệu chứng duy nhất là xuất huyết sau lúc đi vệ sinh. Trĩ độ 2 nhô ra khỏi
hậu môn thành 1 chỗ sưng gây khó chịu nhưng tự rút vào, trĩ độ ba ở lại bên
ngoài hậu môn và bắt buộc đẩy vào.
Trĩ độ một và
hai có thể điều trị bằng chế độ ăn uống nhiều chất xơ và dùng những chất làm mềm
phân. Nếu như vẫn còn xuất huyết, sử dụng một dịch kích thích (tác nhân gây xơ
cứng) chích quanh nơi tĩnh mạch phồng ra để gây co mạch. Nong hậu môn (cần gây
mê toàn thân) cũng có công hiệu. Trĩ độ ba cần bắt buộc phẫu thuật, đặc biệt là
khi bị xoắn lại.
Bệnh trĩ ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bệnh nhân bị bệnh
trĩ hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi trừ phi buộc phải sử dụng những loại thuốc
đặc trị. Về vấn đề này, bệnh nhân cần tư vấn của bác sĩ sản phụ khoa trước khi
điều trị bệnh.
Với các bệnh
nhân đã mắc bệnh trĩ, nếu như không điều trị dứt điểm và có hướng điều trị phù
hợp thì khả năng mắc bệnh trở lại sẽ cao.
Cách chữa bệnh trĩ ở bà bầu
Bà bầu thường có
nguy cơ mắc bệnh trĩ cao, song điều này hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị
nếu biết áp dụng đúng cách.
Bà bầu nên ăn nhiều chất xơ để ngăn ngừa bệnh
trĩ
- Duy trì sức
khoẻ ổn định, cân bằng việc ăn uống trong giai đoạn mang thai để tránh bị táo
bón. Bệnh nhân cần bổ sung chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày bằng cách ăn thật nhiều
hoa quả, rau, ngũ cốc, bánh mì …
- Uồng nhiều nước,
đặc biệt là nước hoa quả, hạn chế uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm cho bệnh
nhân mất nước.
- Tập thể dục thường
xuyên, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga... Điều này sẽ kích
thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá được tốt hơn.
- Tuyệt đối
không được nhịn đi vệ sinh.
- Tránh căng thẳng
và ngồi đúng tư thế lúc đi vệ sinh.
Trong trường hợp
của bạn, bạn có thể đến những cơ sở y tế để khám và đưa ra biện pháp điều trị
phù hợp mà không nên tự lo lắng bệnh trĩ ảnh hưởng đến thai nhi như
thế nào. Các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất, đảm bảo
an toàn cho cả con lẫn mẹ. Vì vậy, bạn phải đi khám để điều trị kịp thời, không
để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi và ảnh
hưởng đến qua trình chữa bệnh.
Đọc thêm
- KHỔ VÌ BỊ BỆNH TRĨ SAU KHI SINH !
- ĐIỀU AI CŨNG CẦN BIẾT: BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TRĨ NHƯ THẾ NÀO?
- HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét